Mục lục bài viết
Đất tranh chấp có làm được sổ đỏ không? Đất tranh chấp có bán được không? Đất tranh chấp có được xây dựng không? Đây là những thắc mắc được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây của NT INTERNATIONAL LAW FIRM sẽ giải đáp những thắc mắc trên cho các bạn.
Thế nào là đất đang tranh chấp?
Theo quy định khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa 2 hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Hiện nay, tranh chấp đất đai được chia thành 3 dạng:
Tranh chấp về quyền sử dụng đất: Đây là tranh chấp giữa các bên về quyền sử dụng hợp pháp 1 mảnh đất. Dạng tranh chấp này bao gồm: Tranh chấp về ranh giới đất; tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ thừa kế, ly hôn; tranh chấp đòi lại đất (đất cho người khác mượn sử dụng mà không được trả lại hoặc tranh chấp giữa người dân tộc thiểu số với người đi xây dựng vùng kinh tế mới,…)
Tranh chấp quyền và nghĩa vụ phát sinh khi sử dụng đất: Dạng tranh chấp này xảy ra khi các chủ thể có các giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất, bao gồm: Tranh chấp đất đai giữa cá nhân với cá nhân về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng hoặc cho thuê quyền sử dụng đất; tranh chấp liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư,…
Tranh chấp mục đích sử dụng đất: Đây là dạng tranh chấp ít gặp, liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất. Dạng tranh chấp này có cơ sở giải quyết đơn giản vì trong quá trình phân bổ đất đai cho các chủ thể, Nhà nước đã xác định mục đích sử dụng đất dựa vào quy hoạch sử dụng đất. Tranh chấp này xảy ra chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Việc xác định tranh chấp nào nằm trong tranh chấp đất đai rất quan trọng, vì thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai và các tranh chấp liên quan đến đất đai là khác nhau.
Đất tranh chấp có làm được sổ đỏ không?
Đất đai có tranh chấp hay không là 1 trong những điều kiện để người sử dụng đất được cơ quan chức năng xem xét cấp sổ đỏ.
Dựa vào quy định của Điều 101, Điều 102 Luật Đất đai 2013, Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, các điều kiện để cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất bao gồm:
- Sử dụng ổn định và không vi phạm pháp luật về đất đai trước 01/07/2004;
- Tại thời điểm cấp giấy chứng nhận, không xảy ra tranh chấp đất đai;
- Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất tại địa phương, phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng tại địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Người sử dụng đất phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định trong quá trình sử dụng đất. Các nghĩa vụ tài chính có thể gồm: tiền thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, phí thẩm định hồ sơ, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp giấy chứng nhận,…;
Theo đó, nếu đất có tranh chấp hay xảy ra tranh chấp đất đai vào thời điểm cấp sổ đỏ, người sử dụng đất sẽ không đủ điều kiện cấp sổ đỏ.
Việc cấp sổ đỏ chỉ được thực hiện sau khi người sử dụng đất đã giải quyết xong các tranh chấp.
Ngoài ra, đối với quyền sử dụng đất tham gia giao dịch như thế chấp, tặng cho, chuyển nhượng,… thì cũng phải đáp ứng được điều kiện không có tranh chấp mới có thể được thực hiện giao dịch (theo Điều 188 Luật Đất đai 2013).
Kết luận: Người sử dụng đất không làm được sổ đỏ trên đất tranh chấp. Sau khi đã giải quyết xong tranh chấp, người sử dụng đất mới được giải quyết thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu.
Đất tranh chấp có bán được không?
Hiện nay, pháp luật đất đai đã có quy định về điều kiện thực hiện quyền được mua bán đất của người sử dụng đất, theo Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013: Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có những điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế được quy định tại Khoản 1 Điều 168 của Luật này;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Đất không có tranh chấp;
- Đang trong thời hạn sử dụng đất.
Kết luận: Điều kiện để người sử dụng đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay điều kiện để mua bán đất đai đó là đất phải không có tranh chấp. Nói cách khác, pháp luật đất đai hiện nay không cho phép mua bán đất tranh chấp.
Đất đang tranh chấp có được xây dựng không?
Hiện nay, không có quy định pháp luật nào cụ thể, rõ ràng về việc có cho phép xây dựng trên đất có tranh chấp hay không. Thực tế, việc xây dựng trên đất chỉ cần đúng mục đích sử dụng đất và đáp ứng những điều kiện để được phép xây dựng theo Luật Xây Dựng 2014.
Tuy nhiên, trong trường hợp miếng đất có tranh chấp và đã có đơn khởi kiện gửi đến Tòa án, đang trong quá trình thụ lý giải quyết mà 1 bên có ý định tiến hành xây dựng trên đất, bên còn lại có thể yêu cầu Tòa án áp dụng “Biện pháp khẩn cấp tạm thời” theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
“Điều 122. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang xảy ra tranh chấp.
Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình tiến hành giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản hoặc đang chiếm hữu tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó.”
Khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, do đất đang tranh chấp và đang trong quá trình giải quyết, chưa có căn cứ để xác định rõ ràng ai là chủ sở hữu miếng đất, việc xây dựng trên đất sẽ không được chính quyền cho phép.
Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với đất đang tranh chấp
Người muốn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cần phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải bao gồm các nội dung chính sau đây:
Ngày, tháng, năm làm đơn;
Tên, địa chỉ; số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
Tên, địa chỉ; số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân;
Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và những yêu cầu cụ thể.
Ngoài đơn yêu cầu, người yêu cầu còn phải cung cấp chứng cứ cho Tòa án để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp”.
Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai
Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai là một trong những dịch vụ thế mạnh của Công ty luật Nguyên Toàn và Cộng Sự. Đội ngũ luật sư là những người am hiểu pháp luật đất đai, có nhiều kinh nghiệm về tranh tụng, tố tụng trong những vụ án về tranh chấp đất đai tại tòa án, đã giúp khách hàng giải quyết thành công rất nhiều tình huống tranh chấp đất đai kéo dài nhiều năm giữa cá nhân với cá nhân hay cá nhân với tổ chức.
Khi xảy ra phát sinh, mâu thuẫn, xung đột về tranh chấp đất đai trong gia đình, thừa kế hay tranh chấp quyền sử dụng đất,…Cần tham vấn luật sư về quy trình thủ tục hòa giải tại phường, xã, thị trấn, tư vấn khởi kiện tại UBND huyện, tỉnh hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết. Dưới đây là các loại hình tư vấn tranh chấp đất đai.
Tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất
Giải quyết tranh chấp về đất giáp ranh giữa họ hàng, hàng xóm liền kề nhau;
Giải quyết tranh chấp về địa giới hành chính giữa 2 địa phương, thôn, xóm với nhau;
Đòi lại đất cho mượn, ở nhờ;
Đòi lại đất khai hoang,…
Tư vấn giải quyết tranh chấp quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
Tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
Tranh chấp đòi hỗ trợ, bồi thường, tái định cư khi thu hồi đất của Nhà nước;
Tranh chấp về quyền đi qua bất động sản liền kề, lấn chiếm hay xây dựng trái phép,…
Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng liên quan đến đất đai
Tư vấn giải quyết tranh chấp có liên quan đến hợp đồng đặt cọc, mua bán, quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;…
Giải quyết tranh chấp về yêu cầu thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng;
Công nhận hiệu lực hợp đồng.
Tư vấn giải quyết tranh chấp khác liên quan đến đất đai
Tranh chấp quyền thừa kế đất đai ông bà, cha mẹ để lại cho con, cháu;
Tranh chấp phân chia tài sản chung là đất đai của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
Tranh chấp phân chia tài sản là đất đai sau ly hôn;
Tranh chấp đất đai giữa cá nhân, hộ gia đình với tổ chức;
Tranh chấp khi đất không có sổ đỏ;
Tranh chấp đất đai bằng giấy viết tay không có công chứng chứng thực;
Tranh chấp khi đất đai có giấy tờ chứng nhận;
Tranh chấp đất đai khi một bên vắng mặt;
Tranh chấp liên quan đến đất rừng, , đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp,…
Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
Tư vấn thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã;
Tư vấn thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án;
Tư vấn thủ tục yêu cầu ủy ban các cấp giải quyết tranh chấp đất đai;
Tư vấn thủ tục khiếu kiện, khiếu nại quyết định hành chính về đất đai;
Soạn thảo mẫu đơn khởi kiện;
Tư vấn hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai;
Tư vấn quy trình giải quyết tranh chấp đất đai, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai,…
Trên đây là bài viết của NT INTERNATIONAL LAW FIRM đã giải đáp thắc mắc đất tranh chấp có làm được sổ đỏ không? Hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về những nội dung liên quan đến đất đang tranh chấp. Bạn có thể tham khảo chi tiết dịch vụ luật sư tư vấn đất đai tại đây.
Có thể bạn quan tâm:
Tranh Chấp Đất Đai Là Gì? Hồ Sơ Khởi Kiện, Chi Phí Thuê Luật Sư
“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT
090.252.4567NT INTERNATIONAL LAW FIRM
- Email: info@congtyluatnt.vn – luatsu.toannguyen@gmail.com
- Phone: 090 252 4567
- Địa chỉ: B23 Khu Dân Cư Nam Long, Phú Thuận, Quận 7, TP.HCM