Vi phạm luật dân sự là một loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến và dễ gặp trong các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày như: Mua bán hàng hóa, vay nợ, cho thuê,… Vậy vi phạm luật dân sự là gì? Có các hành vi vi phạm dân sự phổ biến nào? Bài viết dưới đây của NT International Law Firm sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến vi phạm luật dân sự cho các bạn.

Vi phạm luật dân sự là gì?

Vi phạm luật dân sự là vi phạm pháp luật, bao gồm các hành vi xâm phạm đến những quan hệ nhân thân và tài sản được pháp luật bảo vệ thông qua các chế tài có tính răn đe để bảo vệ lẽ phải, công lý, quyền công bằng giữa con người với nhau. Hành vi vi phạm dân sự thường là vi phạm những nguyên tắc của bộ luật dân sự; vi phạm nghĩa vụ dân sự; vi phạm nghĩa vụ dân sự; vi phạm các điều cấm; vi phạm hợp đồng dân sự; các loại vi phạm khác;…

Có thể thấy hành vi vi phạm dân sự xảy ra tương đối phổ biến trong đời sống hàng ngày. Đây là những hành vi trái pháp luật do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm đến quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân gắn liền với tài sản hay quan hệ nhân thân không gắn liền với tài sản. Chủ thể vi phạm trong trường hợp này không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của họ trong 1 quan hệ pháp luật dân sự.

Vi phạm luật dân gì

Vi phạm luật dân gì

Các hành vi phạm dân sự 

Các hành vi vi phạm dân sự phổ biến bao gồm:

  • Vi phạm các điều cấm của Bộ luật dân sự.  
  • Vi phạm nguyên tắc của Bộ luật dân sự.
  • Vi phạm hợp đồng dân sự.
  • Vi phạm nghĩa vụ dân sự.
  • Vi phạm pháp luật dân sự ngoài hợp đồng.
  • Vi phạm khác đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân,…
Các hành vi phạm dân sự 

Các hành vi phạm dân sự

Một số ví dụ cụ thể về vi phạm dân sự

Ví dụ 1: H cho T vay một khoản tiền (có giấy tờ vay nợ), trong đó thỏa thuận ghi cụ thể thời hạn trả nợ là 3 tháng. Tuy nhiên, khi đến thời hạn trả nợ, bên vay là T không thực hiện nghĩa vụ trả nợ và hẹn hết lần này đến lần khác

Ví dụ 2: Công ty M ký kết hợp đồng mua bán với công ty K, hàng hóa là 04 tấn bột mì. Trong thỏa thuận, bên M có trách nhiệm giao hàng cho bên K vào ngày 25/09/2022. Tuy nhiên, đến ngày giao hàng bên M đã mang thiếu số lượng hàng hóa trong thỏa thuận, điều này đã gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của bên K.

Ví dụ 3: Một khách hàng ký hợp đồng với một công ty xây dựng để xây nhà trong thời hạn 10 tháng. Tuy nhiên, công ty xây dựng do thiếu trách nhiệm nên hơn 10 tháng chưa hoàn thành. 

Ví dụ 4: H là học sinh vừa tốt nghiệp cấp ba, lên đại học thuê trọ tại 1 gia đình ở số nhà 25  đường A, quận B, thành phố C. Ký kết hợp đồng thuê nhà có thời hạn 6 tháng, điều khoản ghi cụ thể nghĩa vụ và quyền của mỗi bên. Tuy nhiên H mới ở 03 tháng thì chủ trọ đuổi H đi với lý do không muốn cho ở nữa.

Ví dụ về vi phạm dân sự

Ví dụ về vi phạm dân sự

Vi phạm dân sự xử lý thế nào?

Căn cứ vào quy định bồi thường thiệt hại trong và ngoài hợp đồng của bộ luật Dân sự 2015, người vi phạm dân sự thuộc 1 trong những quy định đó sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định. Ngoài ra, các hành vi vi phạm dân sự còn có thể chịu xử phạt bởi những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác.

Cơ quan Nhà nước sẽ đảm bảo công bằng cho người bị xâm hại dân sự khi nộp đơn lên cơ quan giải quyết. Tuy nhiên, nếu xảy ra vấn đề dân sự như tranh chấp đất đai mà 2 bên có thể thỏa thuận giải quyết thì không cần phải đưa lên Tòa án để giải quyết theo luật dân sự. Bởi dân sự là vấn đề tự do của mỗi người dân nên Nhà nước việc ưu tiên việc nhân dân tự giải quyết trong hòa bình và đạt được thỏa thuận giữa các bên liên quan.

Vi phạm dân sự xử lý thế nào

Vi phạm dân sự xử lý thế nào

Ví dụ 1: Một người xúc phạm gây tổn hại đến danh dự nhân phẩm người khác thì sẽ bị xử phạt theo khoản 3 Điều 7 Nghị Định 144/2021/NĐ – CP hoặc tại theo khoản 2 Điều 21 Nghị Định này, như sau:

Điều 7. Vi phạm quy định an ninh, trật tự công cộng

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng đối với 1 trong những hành vi sau đây:
  2. a) Có hành vi trêu ghẹo, khiêu khích, xúc phạm, bôi nhọ, lăng mạ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp được quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị Định này;

Điều 21. Hành vi cản trở, chống lại quá trình thanh tra, điều tra, kiểm soát của người có thẩm quyền thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ cho người thi hành công vụ

  1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng – 6.000.000 đồng đối với 1 trong những hành vi sau đây:
  2. b) Có lời nói hoặc hành động đe dọa, xúc phạm, lăng mạ danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

Ví dụ 2: Nếu những hành vi đó đủ để cấu thành tội làm nhục người khác thì người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 bộ Luật Hình sự 2015.

Điều 155. Tội làm nhục người khác

Người xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm và danh dự của người khác, thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 – 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Phạm tội thuộc 1 trong những trường hợp dưới đây, thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm:

  1.          a) Phạm tội 2 lần trở lên;
  2.          b) Phạm tội đối với 2 người trở lên;
  3.          c) Lợi dụng chức vụ và quyền hạn;
  4.          d) Phạm tội đối với người đang thi hành công vụ;

Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự

Căn cứ vào quy định tại Điều 188 bộ luật Dân sự 2015 thì phạm vi khởi kiện vụ án dân sự được quy định như sau:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện 1 hay nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân về 1 quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan để giải quyết trong cùng 1 vụ án.

Nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể cùng khởi kiện một cá nhân, một cơ quan, một tổ chức khác về 1 hay nhiều quan hệ pháp luật có liên quan để giải quyết trong cùng một vụ án.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng nhau khởi kiện 1 hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về 1 quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật liên quan với nhau để giải quyết trong cùng vụ án.

Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự

Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự

Trách nhiệm pháp lý của vi phạm dân sự

Trách nhiệm pháp lý của vi phạm dân sự là hậu quả pháp lý mà chủ thể phải gánh chịu, những chủ thể này phải thực hiện các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, được quy định trong chế tài của các quy phạm pháp luật khi vi phạm pháp luật dân sự hoặc khi có thiệt hại xảy ra do các nguyên nhân được pháp luật quy định.

Trách nhiệm pháp lý của vi phạm dân sự sẽ hình thành ngay khi có hành vi vi phạm pháp luật dân sự hoặc có thiệt hại xảy ra. Bên bị thiệt hại có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho mình.

Trách nhiệm pháp lý của vi phạm dân sự

Trách nhiệm pháp lý của vi phạm dân sự

Phân biệt vi phạm dân sự với vi phạm hình sự, vi phạm hành chính, vi phạm thương mại

Sự khác nhau về đối tượng điều chỉnh

Vi phạm dân sự là hành vi xâm phạm đến các quan hệ nhân thân hoặc tài sản đã được quy định trong bộ luật dân sự và các quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ như quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả.

Vi phạm hành chính là hành vi xâm phạm đến những quan hệ pháp luật hành chính xảy ra trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước với nội dung chính là chấp hành và điều hành. Các hành vi vi phạm hành chính được quy định chung trong luật xử lý vi phạm hành chính.

Vi phạm hình sự là hành vi xâm hại đến những quan hệ pháp luật hình sự xảy ra giữa Nhà nước và người phạm tội, liên quan đến việc họ thực hiện các hành vi phạm tội được quy định trong bộ luật hình sự.

Vi phạm thương mại là hành vi xâm hại đến những quan hệ về kinh tế được quy định trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.

Phân biệt vi phạm dân sự với vi phạm hình sự, vi phạm hành chính, vi phạm thương mại

Phân biệt vi phạm dân sự với vi phạm hình sự, vi phạm hành chính, vi phạm thương mại

Sự khác nhau trong chế tài xử lý vi phạm

Do mỗi ngành có các nguyên tắc điều chỉnh khác nhau nên khi có vi phạm thì chế tài cũng khác nhau.

  • Chế tài dân sự là hậu quả pháp lý bất lợi được áp dụng đối với người có các hành vi vi phạm trong quan hệ dân sự. Khi họ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ dân sự 
  • Chế tài hành chính là bộ phận của quy phạm của pháp luật hành chính, xác định những biện pháp xử lý của Nhà nước đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước nhưng không phải là tội phạm, chưa đến mức độ phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Các hình thức của xử lý xử phạt hành chính bao gồm: Cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch các thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được dùng để vi phạm hành chính.
  • Chế tài hình sự là bộ phận hợp thành của quy phạm pháp luật hình sự nhằm xác định loại và giới hạn hình phạt có thể áp dụng đối với người thực hiện các hành vi phạm tội được quy định cụ thể trong quy phạm pháp luật hình sự đó.
  • Chế tài thương mại là chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại nhằm xác định các hậu quả pháp lý bất lợi của bên thực hiện hành vi vi phạm hợp đồng. Hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại có thể là không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng thương mại của các bên liên quan theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những thông tin về vi phạm pháp luật dân sự, hy vọng bài viết này của NT International Law Firm đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích.

Rate this post

“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”

NT INTERNATIONAL LAW FIRM