Giá trị của đất đai ngày càng tăng cao, vì thế mà các vụ việc tranh chấp đất đai cũng diễn ra ngày càng một nhiều. Pháp luật hiện nay cũng đã đặt ra nhiều hướng giải quyết tranh chấp đất đai khác nhau. Vậy trình tự giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của NT INTERNATIONAL LAW FIRM để tìm được câu trả lời nhé!

Tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp đất đai là một khái niệm có nội dung khá rộng, liên quan đến quyền, nghĩa vụ của các bên tranh chấp trong quan hệ đất đai. Nói cách khác, tranh chấp đất đai là các mâu thuẫn, xung đột về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình sử dụng đất theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất Đai năm 2013.

Tranh chấp đất đai là gì

Tranh chấp đất đai là gì?

Nguyên tắc giải quyết trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai

  • Bảo đảm lợi ích cho người sử dụng đất, đặc biệt là lợi ích kinh tế, khuyến khích tự hòa giải tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân
  • Việc giải quyết tranh chấp đất đai phải đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu của toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu
  • Việc giải quyết tranh chấp đất đai nhằm ổn định kinh tế, xã hội, gắn với phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề, tạo điều kiện để lao động có việc làm, phù hợp với đặc điểm và quy hoạch của mỗi địa phương.

Xem Thêm: Tranh Chấp Đất Đai Là Gì? Các Trường Hợp Tranh Chấp Đất Đai

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Theo Luật Đất đai 2013 đã quy định thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

Giải quyết tranh chấp đất đai theo con đường thủ tục hành chính:

  • Hòa giải ở cấp cơ sở: UBND cấp xã
  • UBND cấp huyện, cấp tỉnh và Bộ trưởng Bộ TN-MT

Giải quyết theo con đường tố tụng dân sự: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ thuộc về Tòa án cấp có thẩm quyền.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai

Tự hòa giải

Theo Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 khi các bên xảy ra tranh chấp đất đai thì: Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính (còn gọi là hòa giải cơ sở)

Sau khi các bên có tranh chấp đất đai mà không tự hòa giải được thì sẽ gửi yêu cầu hòa giải lên UBND các cấp để tiếp tục tiến hành hòa giải.

Hòa giải tranh chấp đất đai ở UBND cấp xã sẽ xảy ra một trong hai trường hợp:

Trường hợp 1: Hòa giải thành (kết thúc tranh chấp đất đai).

  • Nếu có sự thay đổi hiện trạng về ranh giới hay người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp Huyện quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới các thửa đất và cấp mới Sổ đỏ cho cá nhân, hộ gia đình.

Lưu ý: Sau khi nhận được văn bản hòa giải thành thì các chủ thể có quyền làm đơn để Tòa án công nhận hòa giải thành ngoài tòa án.

Trường hợp 2: Hòa giải không thành.

Hòa giải không thành nếu muốn giải quyết việc tranh chấp thì có thể theo hai hướng sau:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013:

Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có 1 trong các loại giấy tờ được quy định tại điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết. Nếu có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các bên tranh chấp có thể yêu cầu tòa án giải quyết theo pháp luật tố tụng dân sự.

Trường hợp không có giấy chứng minh quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có thể có thể yêu cầu UBND có thẩm quyền giải quyết

Quá trình thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính được thực hiện như sau:

  • Trường hợp tranh chấp giữa cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
  • Trường hợp tranh chấp mà 1 bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết này thì có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Thời gian hòa giải tại UBND cấp xã: Không vượt quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Có Thể Bạn Quan Tâm: Đất Tranh Chấp Có Làm Sổ Đỏ Được Không?

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai

Giải quyết tranh chấp đất đai theo con đường tố tụng dân sự

Khi các bên tranh chấp không hòa giải cơ sở thành và 1 trong các bên có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết:

Theo quy định tại điểm c, Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì đối với tranh chấp đất đai các chủ thể sẽ nộp đơn tại Tòa án nơi có đất để giải quyết.

  • Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án sẽ được giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Trên đây là bài viết của NT INTERNATIONAL LAW FIRM đã cung cấp thông tin về trình tự giải quyết tranh chấp đất đai. Hy vọng các bạn sẽ nắm rõ được quy trình này để áp dụng khi có vấn đề tranh chấp đất đai xảy ra. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 090.252.4567 hoặc email: info@congtyluatnt.vn để được tư vấn cụ thể đối với trường hợp của bạn.

Rate this post

“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”

NT INTERNATIONAL LAW FIRM