Công ty TNHH 1 thành viên là gì? Loại hình doanh nghiệp này có đặc điểm như thế nào? Quyền và nghĩa vụ ra sao? Hãy cùng NT International Law Firm tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Công ty TNHH 1 thành viên là gì?

Căn cứ theo điều 73 Luật doanh nghiệp 2014 thì công ty TNHH 1 thành viên là loại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty có trách nhiệm về các khoản nợ và cả những nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Những đặc điểm của công ty TNHH một thành viên

Thành viên của công ty

Công ty TNHH một thành viên chỉ có thể do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty phải đáp ứng các quy định về điều kiện những đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp (được quy định cụ thể tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020).

Vì chủ sở hữu là một cá nhân hoặc một tổ chức, thế nên chủ sở hữu có toàn quyền quyết định trong việc điều hành, quản lý trực tiếp các hoạt động của công ty.

Xem thêm: Công Ty TNHH Là Gì? Ưu Điểm, Khuyết Điểm, Cách Làm Hồ Sơ Đăng Ký

Vốn điều lệ công ty 

Điều 75 Luật Doanh nghiệp đã quy định về vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên như sau:

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm công ty đó đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản mà chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty.

Chủ sở hữu nhất định phải góp đủ và đúng loại tài sản như cam kết khi họ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Thời hạn góp vốn là 90 ngày, tính từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Trong trường hợp không góp đủ vốn, chủ sở hữu phải thực hiện thủ tục thay đổi vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên.

công ty tnhh 1 thành viên là gì

Trách nhiệm của chủ sở hữu

Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên chịu trách nhiệm về những khoản nợ và nghĩa vụ trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên không phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của họ giống như loại hình doanh nghiệp tư nhân. 

Khả năng huy động vốn

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phiếu. Điều đó đồng nghĩa với việc họ bị hạn chế trong việc kêu gọi huy động vốn. Tuy nhiên công ty có thể huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu. Họ có thể vốn vay từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Hoặc chủ sở hữu của công ty có thể tự góp thêm vốn vào.

Tư cách pháp lý

Công ty TNHH 1 thành viên là tổ chức có tư cách pháp nhân. Công ty TNHH sẽ có tư cách pháp nhân tính từ ngày họ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Quyền góp vốn, mua cổ phần các doanh nghiệp khác

Chủ sở hữu của công ty TNHH 1 thành viên có quyền góp vốn hoặc mua cổ phần các doanh nghiệp khác. Công ty TNHH một thành viên cũng có quyền góp vốn thành lập. Có quyền mua cổ phần, phần vốn góp những doanh nghiệp khác. Những loại hình doanh nghiệp họ có thể quyên góp, mua cổ phần là công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên

Quyền của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên

Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức:

– Quyền quyết định các nội dung: điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty;

– Quyền quyết định các chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh của công ty;

– Quyền cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý, kiểm soát viên công ty;

– Quyền quyết định dự án đầu tư phát triển;

– Quyền quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;

– Quyền thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản, các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty;

– Quyền thông qua các báo cáo tài chính của công ty;

– Quyền quyết định tăng vốn điều lệ công ty; chuyển nhượng một phần hoặc chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho các tổ chức, cá nhân khác; 

– Quyền quyết định phát hành trái phiếu;

– Quyền quyết định thành lập nên công ty con hay góp vốn vào các công ty khác;

– Quyền tổ chức và giám sát, đánh giá những hoạt động kinh doanh của công ty;

– Quyền quyết định sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế cũng như các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;

– Quyền quyết định tái  tổ chức, giải thể, yêu cầu phá sản công ty;

– Quyền thu hồi lại toàn bộ giá trị tài sản công ty sau khi công ty đã hoàn thành giải thể hoặc phá sản;

– Các quyền khác theo quy định của Luật này và điều lệ công ty.

Công ty TNHH 1 thành viên là gì?

Đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân:

– Quyền quyết định nội dung điều lệ của công ty, sửa đổi và bổ sung điều lệ công ty;

– Quyền quyết định tăng vốn điều lệ công ty; chuyển nhượng một phần vốn điều lệ hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hay cá nhân khác; quyền quyết định phát hành trái phiếu;

– Quyền quyết định sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế và những nghĩa vụ tài chính khác của công ty;

– Quyền quyết định tổ chức lại, yêu cầu giải thể, phá sản công ty;

– Quyền thu hồi lại toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty đã hoàn thành giải thể hoặc phá sản;

– Quyền quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

– Các quyền khác theo quy định của Luật này và điều lệ của công ty.

Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên

Công ty TNHH 1 thành viên là gì?

Theo Điều 77 Luật doanh nghiệp năm 2020, nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên như sau:

– Góp đủ và đúng hạn vốn điều lệ của công ty.

– Tuân thủ điều lệ công ty.

– Xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty. Nếu chủ sở hữu công ty là cá nhân thì phải tách biệt chi tiêu của cá nhân, gia đình với chi tiêu của Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

– Tuân thủ các quy định pháp luật về hợp đồng và những quy định khác có liên quan đến việc mua bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê hay giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu của công ty.

– Chủ sở hữu chỉ được quyền rút vốn bằng việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Trong trường hợp chủ sở hữu rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác. Thì chủ sở hữu công ty cùng các cá nhân, tổ chức có liên quan phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

– Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ những khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

– Các nghĩa vụ khác theo như quy định của Luật này và điều lệ công ty.

Trong trường hợp chủ sở hữu của công ty chuyển nhượng, tặng cho một phần vốn điều lệ cho bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân khác. Hoặc công ty có sự kết nạp thêm thành viên mới thì công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Đồng thời công ty phải thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh trong 10 ngày. Tính từ ngày công ty hoàn thành chuyển nhượng, tặng cho hoặc kết nạp thành viên mới.

Xem thêm: Tư Vấn Thành Lập Công Ty Cổ Phần Đầy Đủ Và Chi Tiết Nhất 2023

Lưu ý khi thành lập công ty

Sau đây là những quy định, lưu ý mà doanh nghiệp cần nắm rõ khi thành lập công ty TNHH một thành viên. 

Cách đặt tên công ty 

Tên  của công ty TNHH một thành viên phải có hai thành tố. Đầu tiên, tên công ty phải có cụm từ “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH”. Tên riêng phải được viết bằng chữ cái có trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

  • Tên bằng tiếng nước ngoài

Nếu tên công ty là tiếng nước ngoài, được dịch từ tiếng Việt sang một trong các tiếng nước ngoài thuộc hệ chữ La-tinh.Thì khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên của doanh nghiệp có thể được giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng trong tiếng nước ngoài.

  • Tên viết tắt

Tên viết tắt của công ty TNHH phải được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc từ tên viết bằng tiếng nước ngoài. Tên công ty nói chung và công ty TNHH 1 một thành nói riêng không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác. Hoặc vi phạm những điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp.

Công ty TNHH 1 thành viên là gì?

Trụ sở công ty TNHH một thành viên

Căn cứ theo quy định của Luật nhà ở 2014 và Nghị định 99/2015, trụ sở công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được đặt tại căn hộ chung cư và diện tích thuộc nhà chung cư. Trừ trường hợp trụ sở của công ty đặt tại phần Trung tâm thương mại. Và/hoặc văn phòng của những tòa nhà hỗn hợp.

Có thể bạn quan tâm: Tư Vấn Thành Lập Công Ty, Doanh Nghiệp Chi Tiết 2023

Đăng ký ngành nghề kinh doanh của công ty

Công ty TNHH một thành viên được tự do đăng ký ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, trừ các ngành nghề bị cấm và những ngành kinh doanh có điều kiện.

Đối với các ngành, nghề kinh doanh không có trong hệ thống các ngành kinh tế của Việt Nam. Nhưng nó đã được quy định tại những văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh sẽ được ghi theo ngành, nghề quy định tại những văn bản quy phạm pháp luật đó.

Về vốn điều lệ

Hiện tại, pháp luật không có quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi góp vốn thành lập doanh nghiệp ở đa số các ngành, nghề. Trừ một số trường hợp mà pháp luật có quy định doanh nghiệp phải đảm bảo số vốn tối thiểu (gọi là vốn pháp định) để hoạt động trong một vài ngành, nghề.

Trên đây là các thông tin về công ty TNHH 1 thành viên từ. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích để bạn hiểu rõ công ty TNHH 1 thành viên là gì cùng với các đặc điểm, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong các vấn đề pháp lý liên quan đến việc thành lập công ty TNHH, đừng ngần ngại liên hệ với NT INTERNATIONAL LAW FIRM qua hotline 090 252 4567 để được tư vấn chi tiết nhất! Chất lượng – Uy tín – Bảo Mật luôn là phương châm hoạt động của chúng tôi!

Rate this post

“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”

NT INTERNATIONAL LAW FIRM