Mục lục bài viết
Số dư nhỏ lẻ cũng có thể làm phát sinh công nợ. Vậy trong trường hợp cần xử lý các loại công nợ nhỏ lẻ này chúng ta nên thực hiện nó như thế nào. Hãy cùng NT INTERNATIONAL LAW FIRM tìm hiểu cách hạch toán và xử lý công nợ nhỏ lẻ qua bài viết sau đây nha!
Các trường hợp công nợ nhỏ lẻ thường gặp
Trong quá trình sử dụng nguồn tiền, doanh nghiệp thường sẽ phát sinh những khoản nhỏ lẻ cần được xử lý công nợ. Khi có phát sinh, kế toán cần kiểm tra hạch toán có nhầm lẫn hay không, nếu không, số dư nhỏ lẻ có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:
- Không có tiền lẻ trả theo đúng hóa đơn, biên lai.
- Thanh toán chuyển khoản nhưng chuyển khoản dư hoặc thiếu với số tiền nhỏ.
- Không thanh toán số tiền lẻ theo đúng số tiền ghi trên hóa đơn hoặc biên lai.
- Sai sót về số tiền khi thanh toán chuyển khoản.
Dư Nợ TK 131 hoặc Dư Có nhỏ lẻ của TK 131
Dư nợ TK 131 hoặc dư có TK 131 là số tiền nhỏ mà cả người mua/người bán đều không yêu cầu thanh toán lại. Công nợ nhỏ lẻ phổ biến trong các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh, mà khi đó nguồn doanh thu của doanh nghiệp thường đến từ các hóa đơn có số tiền tương đối nhỏ này. Thường gặp trong các lĩnh vực như bán lẻ hay các doanh nghiệp có đối tượng khách hàng chủ yếu là cá nhân.
Dư Nợ hoặc Dư Có nhỏ lẻ TK 331
Đối với dư nợ hoặc dư có nhỏ lẻ TK 331 thường xuất hiện công nợ nhỏ lẻ bởi các nguyên nhân khách quan và số tiền dư/thiếu rất nhỏ nên cả người mua và người bán đều không yêu cầu phải thanh toán thêm.
Bút toán xử lý chênh lệch công nợ nhỏ lẻ bằng cách xử lý luôn các khoản
Trong trường hợp doanh nghiệp phát sinh số dư công nợ nhỏ lẻ mà kế toán không muốn thực hiện xử lý ngay trong khi đối tác vẫn đang tiếp tục giao dịch với doanh nghiệp thì kế toán có thể thỏa thuận với đối tác để bù trừ cho những hóa đơn tiếp theo, sau đó xóa toàn bộ các mức chênh lệch công nợ nhỏ lẻ vào cuối quý hoặc cuối năm. Đây là cách xử lý phổ biến và tiết kiệm thời gian mà bạn có thể áp dụng.
Các chênh lệch công nợ nhỏ lẻ thường không có giá trị đáng kể, không có tính trọng yếu nên kế toán thường chọn xử lý các khoản này vào mục thu nhập khác hoặc chi phí khác trong kỳ, nhằm đơn giản xử lý số liệu cũng như đảm bảo bảng tổng hợp công nợ cuối kỳ sẽ gọn gàng hơn.
Bạn có thể tham khảo một số bút toán sau:
– Trường hợp công nợ TK 331 và TK 131 tồn tại Số Dư Có nhỏ lẻ, ghi:
- Nợ TK 331, 131
- Có TK 711
– Trường hợp công nợ TK 331 và TK 131 tồn tại Số Dư Nợ nhỏ lẻ, ghi:
- Nợ TK 811
- Có TK 331, 131
Một vài lưu ý kế toán cần ghi nhớ trong xử lý chênh lệch công nợ nhỏ lẻ
Trong quá trình xử lý chênh lệch công nợ nhỏ lẻ, kế toán cần lưu ý những điểm sau:
– Nên xử lý công nợ nhỏ lẻ vào thời điểm doanh nghiệp khóa sổ kế toán, lập báo cáo tài chính.
– Cần ghi chú việc xử lý công nợ nhỏ lẻ với đối tác để họ nắm rõ.
– Chứng từ dùng trong xử lý công nợ: Phiếu kế toán tổng hợp/Chứng từ tổng hợp.
– Việc xử lý số dư công nợ nhỏ lẻ cần có quy chế cụ thể, nhất quán. Quá trình xử lý cần được thực hiện lần lượt từng đối tượng (theo nhà cung cấp, người mua,…) theo nguyên tắc hạch toán tài khoản công nợ trong doanh nghiệp. Sau khi hoàn tất xử lý công nợ nhỏ lẻ, kế toán cần thực hiện kiểm tra tổng hợp công nợ để đảm bảo tài khoản đã hết số dư.
– Mặc dù việc xử lý công nợ nhỏ lẻ sẽ không bị kiểm tra thuế tại doanh nghiệp nghiệp do đây là số tiền rất nhỏ, tuy nhiên để đảm bảo độ chính xác trong Tờ khai quyết toán thuế TNDN, kế toán cần lưu ý 2 điểm sau:
- Chi phí khác liên quan đến xử lý công nợ nhỏ lẻ là chi phí không được trừ khi quyết toán thuế.
- Thu nhập khác phát sinh khi xử lý công nợ nhỏ lẻ cần được đưa vào thu nhập khi doanh nghiệp làm Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu được thêm về hạch toán xử lý công nợ nhỏ lẻ. Hy vọng bài viết trên của NT INTERNATIONAL LAW FIRM đã mang lại những kiến thức bổ ích cho bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline 090.252.4567 để được tư vấn nhé!
Tham khảo:
Giấy Báo Nợ Là Gì? Gồm Những Nội Dung Gì Và Khi Nào Được Phát Hành
“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT
090.252.4567NT INTERNATIONAL LAW FIRM
- Email: info@congtyluatnt.vn – luatsu.toannguyen@gmail.com
- Phone: 090 252 4567
- Địa chỉ: B23 Khu Dân Cư Nam Long, Phú Thuận, Quận 7, TP.HCM