Mục lục bài viết
Công nợ là một thuật ngữ quen thuộc trong kế toán. Bài viết sau đây NT INTERNATIONAL LAW FIRM sẽ giải thích rõ hơn về công nợ là gì, những loại công nợ phổ biến và cách tính cũng như quản lý công nợ nhé!
Công nợ là gì?
Công nợ được tính là khoản tiền phát sinh khi một cá nhân hoặc doanh nghiệp thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, hoặc trong kỳ thanh toán với một cá nhân, doanh nghiệp khác nhưng chưa thể trả trong kỳ thanh toán này mà phải chuyển sang kỳ thanh toán sau.
Có thể bạn quan tâm: Đối Chiếu Công Nợ Là Gì? Quy Trình Đối Chiếu Công Nợ Theo Quy Định
Phân loại công nợ
Công nợ được phân thành nhiều loại khác nhau nhưng phổ biến nhất là thuật ngữ công nợ phải thu và công nợ phải trả.
Công nợ phải thu
Công nợ phải thu là khoản tiền mà cá nhân hoặc tổ chức khi bán sản phẩm hoặc cung cấp các dịch vụ cho các cá nhân, tổ chức khác mà vẫn chưa thu hồi hoặc chỉ mới mới thu hồi một phần. Khi phát sinh công nợ phải thu, kế toán cần đối soát và theo dõi thường xuyên các khoản công nợ để đảm bảo có thể thu khoản công nợ đúng hạn cho doanh nghiệp của mình.
Công nợ phải trả
Ngược lại với công nợ phải thu là công nợ phải trả, đây là khoản tiền mà cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ phải trả/thanh toán cho các cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ, sản phẩm cho họ mà chưa được thanh toán trong kỳ thanh toán trước.
Kế toán cần theo dõi thông tin sổ sách thường xuyên để kịp thời thanh toán các khoản công nợ phải trả đúng hạn, nhằm đảm bảo uy tín của mình đối với đối tác.
Xem thêm: Thu Hồi Nợ Là Gì? Giải Pháp Thu Hồi Nợ An Toàn, Nhanh Chóng
Cách quản lý công nợ trong doanh nghiệp
Quản lý công nợ thường được chia thành 2 loại, quản lý công nợ phải thu và quản lý công nợ phải trả:
Quản lý công nợ phải thu
Để tránh tình trạng công nợ kéo dài, gây ra hậu quả ở mức độ nghiêm trọng cho doanh nghiệp, nhiệm vụ của người kế toán công nợ là phải đảm bảo theo dõi, kiểm soát tốt các trường hợp này để thu hồi nợ đúng hạn.
Người kế toán cần lập bảng theo dõi với từng khách hàng cụ thể để có thể kiểm soát công nợ hiệu quả hơn. Bạn có thể tham khảo các ý sau đây cho việc quản lý công nợ phải thu:
– Hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng nghiệp vụ phát sinh.
– Tập hợp đầy đủ hệ thống chứng từ và lưu trữ cẩn thận.
– Cần nắm bắt đúng thời điểm đưa ra hướng giải quyết đối với các khoản nợ khó đòi, quá hạn.
– Phân loại, đánh giá và đặt ra chính sách công nợ với từng nhóm đối tượng cụ thể.
Quản lý công nợ phải trả
Công nợ phải trả cũng cần được theo dõi và cập nhật liên tục. Tất cả các công nợ nên được kế toán bổ sung kịp thời khi có phát sinh. Doanh nghiệp nên tổng hợp số liệu và đối chiếu với đối tác cẩn thận để đảm bảo thông tin chính xác.
Với các khoản phải trả của Nhà nước, người lao động thì doanh nghiệp nên chi trả đúng theo thời hạn và Pháp luật. Theo dõi riêng với các khoản nợ chưa có hóa đơn. Doanh nghiệp cũng cần lưu ý những điểm sau:
– Lập kế hoạch bán hàng hợp lý, liên tục cập nhật tình hình, điều chỉnh, bổ sung sát với tình hình thực tế.
– Trường hợp phải thanh toán chậm, cần đưa ra những quy định rõ ràng về hạn mức công nợ thanh toán, các mức phạt khi chậm trễ.
Xem thêm: Giấy Báo Nợ Là Gì? Gồm Những Nội Dung Gì Và Khi Nào Được Phát Hành
Kinh nghiệm theo dõi công nợ phát sinh
Doanh nghiệp cần lập sổ chi tiết công nợ theo từng đối tác để thuận tiện trong việc tổng hợp công nợ phải thu/phải trả với từng bên. Bên cạnh đó cũng cần lập bảng tổng hợp công nợ để theo dõi số dư với từng đối tác.
Kế toán quản lý công nợ trên Excel đơn giản, tiết kiệm chi phí hoặc trên các phần mềm kế toán hiện đại, tiện lợi tùy theo quy mô doanh nghiệp của mình.
Nhiệm vụ của kế toán công nợ
Kế toán công nợ là người làm nhiệm vụ quản lý các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thu về hoặc chi trả. Việc kiểm soát tốt hoạt động công nợ sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động trơn tru hơn.
Kế toán công nợ của nghiệp vụ phải thu khách hàng
Các công việc của một kế toán công nợ phải thu sẽ bao gồm:
– Hạch toán chi tiết cho từng khoản nợ phải thu cũng như những lần thanh toán.
– Đôn đốc và thu hồi nợ nhanh chóng, tránh tình trạng doanh nghiệp bị chiếm vốn hoặc nợ xấu.
– Lập và lưu trữ các chứng từ hợp lệ để ghi nhận các trường hợp khách hàng thực hiện thanh toán bằng cách đổi hàng, bù trừ giữa nợ phải thu và nợ phải trả, hoặc xử lý những khoản nợ xấu bằng hàng hóa.
– Xác minh tại chỗ hoặc yêu cầu có xác nhận bằng văn bản với những khoản công nợ lâu hoặc những khoản nợ khó đòi.
Kế toán công nợ của nghiệp vụ phải trả người bán
Công việc của một kế toán công nợ phải trả sẽ bao gồm:
– Theo dõi, cập nhật và hạch toán chi tiết những đối tượng đã nhận tiền trước và đã hoàn thành bàn giao.
– Ghi vào sổ sách kế toán những khoản nợ phải trả có liên quan để thực hiện ghi giảm số nợ phải trả phát sinh ban đầu.
Xem thêm: Giấy ủy quyền thu hồi nợ là gì? Nội dung, lưu ý khi làm giấy
Những điều lưu ý khi quản lý công nợ
Đối với công nợ phải thu
Doanh nghiệp cần đưa ra những điều kiện cụ thể cho việc ghi nợ trả sau cho khách hàng, lập kế hoạch thu hồi nợ cũng như lựa chọn phương thức thu hồi hợp lý cho từng nhóm đối tượng khách hàng cụ thể.
Đối với công nợ phải trả
Doanh nghiệp cần theo dõi công nợ sát sao cũng như kiểm soát chính xác hạn thanh toán của các khoản nợ để đảm bảo khả năng xoay nguồn tiền và giữ chữ tín với đối tác. Đồng thời việc quản lý công nợ, cách tính công nợ chính xác, kịp thời để có thể đối soát công nợ nhanh chóng, trùng khớp với khách hàng cũng cực kỳ quan trọng.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích mà bạn có thể áp dụng. Nếu bạn còn gặp vấn đề gì, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0902.524.567 để được NT INTERNATIONAL LAW FIRM hỗ trợ và giải đáp thắc mắc.
“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT
090.252.4567NT INTERNATIONAL LAW FIRM
- Email: info@congtyluatnt.vn – luatsu.toannguyen@gmail.com
- Phone: 090 252 4567
- Địa chỉ: B23 Khu Dân Cư Nam Long, Phú Thuận, Quận 7, TP.HCM