Hiện nay, trường hợp trẻ em được tặng cho và thừa kế bất động sản ngày càng nhiều. Vậy nên câu hỏi trẻ em có được đứng tên sổ đỏ không là điều mà các bậc phụ huynh quan tâm rất nhiều. Để biết được câu trả lời, mời các bạn theo dõi nội dung bài viết sau đây của NT International Law Firm để được giải đáp nhé.

Các trường hợp trẻ em được đứng tên sổ đỏ

Do còn là trẻ em và chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, vậy nên thông thường co 2 trường hợp trẻ em đứng tên sổ đỏ gồm:

Được tặng cho từ cha mẹ

Theo quy định tại Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015, thì hợp đồng tặng cha mẹ cho con đất là sự thỏa thuận giữa cha, mẹ với con, theo đó, bên tặng cho đất chuyển quyền sở hữu miếng đất của mình cho con cái mà không yêu cầu đền bù, con cái đồng ý nhận.

  • Hình thức:

Căn cứ theo quy định tại Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng tặng cho đất phải được lập bằng văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký theo quy định pháp luật.

  • Điều kiện tặng cho con đất:

Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, để có thể tặng cho con đất, miếng đất  phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Đất không bị kê biên để thi hành án 
  • Đất không có tranh chấp
  • Trong thời hạn sử dụng đất

Xem thêm: Sang Tên Sổ Đỏ Cần Những Giấy Tờ Gì Theo Quy Định Hiện Nay?

Được thừa kế

Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế, người thừa kế là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Như vậy, thì quyền thừa kế không giới hạn về độ tuổi nên trẻ em vẫn có quyền hưởng thừa kế đất đai.

Điều kiện đứng tên sổ đỏ

Căn cứ khoản 1 Điều 97 Luật Đất đai 2013 và Điều 5 Luật Đất đai 2013, khi cá nhân, hộ gia đình, cơ quan Nhà nước có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất sẽ được cấp sổ đỏ.

Vậy, nếu như người chủ sở hữu đủ điều kiện chứng minh quyền sở hữu đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất thì sẽ được đứng tên sổ đỏ.

Trẻ em có được đứng tên sổ đỏ không?

Theo Luật Dân sự và Luật Đất đai hiện hành, thì việc đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng dụng đất không hề quy định hay giới hạn về độ tuổi và không phân biệt là trẻ em, người thanh niên, người chưa thành niên. Vậy nên, về cơ bản, việc đứng tên sổ đỏ không hề hạn chế về độ tuổi

Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi; Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Như thế, những giao dịch về bất động sản với trẻ em đều phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật của họ.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Sang Tên Sổ Đỏ Cho Con

Tư vấn về thủ tục tặng cho con đất

Với đội ngũ nhân sự chuyên cung cấp dịch vụ về tư vấn tặng cho quyền sử dụng đất tại NT International Law firm, bao gồm những chuyên viên giỏi là các chuyên gia và luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực, am hiểu những kiến thức chuyên môn trong các quy định pháp luật về đất đai. Công ty chúng tôi cam kết hỗ trợ hết mình trong việc giải quyết các vấn đề được tín nhiệm và sẽ mang lại những lợi ích tối ưu nhất cho quý khách hàng.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên có thể giải đáp được về vấn đề trẻ em có được đứng tên sổ đỏ không cho quý đọc giả. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đứng tên đất Quý Bạn đọc có thể liên hệ với Dịch vụ tư vấn luật đất đai để được giải đáp chi tiết nhất. 

Rate this post

“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”

NT INTERNATIONAL LAW FIRM