Mục lục bài viết
Tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay là loại tranh chấp xảy ra giữa các bên mua bán dựa trên văn bản được viết bằng nhưng không thực hiện công chứng. Vậy giải quyết trường hợp tranh chấp này như thế nào? Bài viết dưới đây của NT INTERNATIONAL LAW FIRM sẽ giải đáp thắc mắc trên cho các bạn.
Giá trị pháp lý của giao dịch đất bằng giấy viết tay
Theo quy định tại điểm a và d khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 và khoản 02 Điều 129 Bộ luật dân sự 2015.
- Nếu giấy tờ mua đất đai viết tay đã được công chứng và chứng thực thì có giá trị pháp lý.
- Nếu chưa được công chứng, chứng thực thì giấy tờ mua bán đất viết tay sẽ bị vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.
- Nếu các bên đã thực hiện được ít nhất 2 phần 3 nghĩa vụ trong giao dịch thì được quyền yêu cầu Tòa án công nhận hiệu lực của giao dịch.
Giải quyết tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay như thế nào?
Đối với hợp đồng mua bán đất đai bằng giấy viết tay được xác lập trước 01/7/1980 mà sau 15/10/1993 mới phát sinh tranh chấp
Trường hợp: Hình thức và nội dung của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật
- Nếu bên mua đã nhận được đất thì Tòa án sẽ công nhận tính hợp đồng, các bên tham gia phải thực hiện nghĩa vụ theo đúng hợp đồng và làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất.
- Nếu bên nhận đất chưa thanh toán đủ tiền cho bên giao đất thì buộc phải trả cho bên bán đất số tiền còn thiếu.
- Nếu bên nhận nhận chuyển nhượng đã thanh toán đủ tiền nhưng chưa nhận đất và bên bán vẫn quản lý, sử dụng thì các bên phải thực hiện nghĩa vụ theo đúng hợp đồng, trừ trường hợp các bên tham gia có thỏa thuận khác.
- Nếu bên chuyển nhượng không có điều kiện để giao đất cho bên nhận chuyển nhượng thì tùy vào từng trường hợp cụ thể mà Tòa án có thể hủy hợp đồng mua bán đất, buộc bên chuyển nhượng trả lại tiền cho bên nhận chuyển nhượng.
Dựa theo quy định tại mục 2.1 a Phần II Nghị quyết 02/2004/NQ – HĐTP
Trường hợp: Nội dung của hợp đồng phù hợp với các quy định của pháp luật tuy nhiên hình thức của hợp đồng không phù hợp với quy định của pháp luật.
- Nếu các bên tham gia giao dịch chưa thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng thì Tòa án sẽ tuyên bố hợp đồng vô hiệu, đồng thời hủy hợp đồng.
- Nếu bên nhận chuyển nhượng đã thanh toán đủ tiền và bên chuyển nhượng đã giao toàn bộ đất thì Tòa án sẽ công nhận tính hợp pháp hợp đồng chuyển nhượng đất đó.
- Nếu bên nhận chuyển nhượng chưa trả hết tiền chuyển nhượng đất và bên chuyển nhượng mới giao 1 phần diện tích đất thì tòa án có thể công nhận phần hợp đồng đó dựa vào diện tích đất đã nhận.
- Nếu bên chuyển nhượng giao phần diện tích đất có giá trị lớn hơn số tiền mà họ đã nhận thì Tòa án sẽ bắt buộc bên nhận chuyển nhượng phải thanh toán phần chênh lệch giữa số tiền mà bên nhận chuyển nhượng đã thanh toán so với phần diện tích đất thực tế mà họ đã nhận, đồng thời làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất mà bên nhận chuyển nhượng đã nhận.
- Nếu bên nhận chuyển nhượng đã trả số tiền lớn hơn giá trị phần diện tích đất đã nhận nhưng Tòa án chỉ công nhận phần hợp đồng tương ứng, thì bên chuyển nhượng cần phải trả lại khoản tiền vượt quá giá trị diện tích đất .
- Nếu bên chuyển nhượng đã nhận hết số tiền của bên nhận chuyển nhượng nhưng chưa tiến hành giao đất thì đất đó lại bị Nhà nước thu hồi để dùng vào mục đích công cộng và có đền bù thì Tòa án sẽ tuyên bố hợp đồng mua bán vô hiệu.
- Nếu toàn bộ hay 1 phần nội dung của hợp đồng vi phạm pháp luật và bị vô hiệu toàn bộ hay một phần thì việc giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 137, Điều 146 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Căn cứ theo mục 2.1 b Phần II Nghị quyết 02/2004/NQ – HĐTP
Đối với hợp đồng mua bán đất bằng giấy viết tay từ 1/7/1980 đến trước 15/10/1993 mới phát sinh tranh chấp
Đây là hợp đồng trái pháp luật. Vì thế, nếu có xảy ra tranh chấp mà hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa được thực hiện thì Tòa án sẽ tuyên bố hủy hợp đồng vì hợp đồng bị vô hiệu.
Trường hợp nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã thực hiện thì Tòa án sẽ công nhận hợp đồng chuyển nhượng trong các trường hợp sau đây:
- Bên nhận chuyển nhượng đã được UBND có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tuy nhiên bên nhận chuyển nhượng đã hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại UBND cấp có thẩm quyền và UBND đã cho phép việc chuyển nhượng.
- Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã xây nhà ở, công trình kiến trúc, đầu tư sản xuất, kinh doanh, trồng cây lâu năm, không vi phạm quy định về quy hoạch đất và bên chuyển nhượng không phản đối .
Căn cứ vào mục 2.2 Phần II Nghị quyết 02/2004/NQ – HĐTP
Trên đây là bài viết của NT INTERNATIONAL LAW FIRM đã chia sẻ đến các bạn cách giải quyết tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay theo từng trường hợp cụ thể. Hy vọng các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích.
Có thể bạn quan tâm:
Thế Nào Là Tranh Chấp Đất Đai? Các Trường Hợp Tranh Chấp Đất Đai
“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT
090.252.4567NT INTERNATIONAL LAW FIRM
- Email: info@congtyluatnt.vn – luatsu.toannguyen@gmail.com
- Phone: 090 252 4567
- Địa chỉ: B23 Khu Dân Cư Nam Long, Phú Thuận, Quận 7, TP.HCM