Kinh tế nước ta ngày càng phát triển nhanh chóng kéo theo cơ sở hạ tầng cũng vì thế mà phát triển hơn. Vì thể ngày càng có nhiều doanh nhân lựa chọn việc thành lập công ty xây dựng để phát triển nhiều hơn ở lĩnh vực này. Bởi nhu cầu thi công công xây dựng nhà ở, xây dựng tòa nhà văn phòng, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, xây dựng cầu đường, công trình cấp thoát nước, xây dựng công trình giao thông,… ngày càng tăng cao.  Tuy nhiên, về vấn đề thủ tục thành lập công ty xây dựng ra sao, điều kiện thành lập công ty xây dựng cần những gì? Thấu hiểu được vấn đề, NT International Law Firm sẽ đưa ra nhận định và ý kiến về câu chuyện thành lập công ty xây dựng ở giai đoạn hiện nay sẽ cần những gì.

Điều kiện thành lập công ty xây dựng

Đầu tiên, bạn cần biết điều kiện thành lập công ty xây dựng bao gồm những gì? Sau đây là một số điều kiện mà bạn cần đáp ứng trước khi quyết định thành lập một công ty xây dựng:

  • Người thành lập doanh nghiệp: Chủ doanh nghiệp phải là người Việt Nam từ 18 tuổi và đáp ứng được yêu cầu về tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật
  • Chứng chỉ hành nghề khi thành lập: Tùy vào từng trường hợp mà chứng chỉ này cần hoặc không cần thiết. Đối với các công ty xây dựng dân dụng, công nghiệp thì doanh nghiệp không cần có chứng chỉ cũng như không hạn chế về vốn, kinh nghiệm. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp đăng ký các ngành nghề như thiết kế, kiến trúc, giám sát thi công thì doanh nghiệp bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề và đáp ứng được yêu cầu về vốn điều lệ khi mở công ty xây dựng.

Thủ tục thành lập công ty xây dựng

Khi thành lập công ty xây dựng, bạn cần nắm rõ thủ tục theo như pháp luật quy định. Thủ tục thành lập công ty xây dựng cần những giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty có chữ ký của chủ sở hữu/thành viên/cổ đông.
  • Danh sách thành viên/cổ đông, trường hợp thành lập công ty là công ty TNHH 2 thành viên trở lên/công ty cổ phần.
  • Chứng minh nhân dân bản sao y của các thành viên/cổ đông.
  • Chứng chỉ hành nghề xây dựng của thành viên/cổ đông/nhân viên công ty.

Nếu thành lập doanh nghiệp xây dựng có đăng ký ngành nghề kinh doanh xây dựng thì phải có quyết định bổ nhiệm người đứng tên trong chứng chỉ hành nghề giữ 1 chức vụ cụ thể công ty.

Phải ghi rõ trong Điều lệ công ty kèm theo CMND bản sao y của người này (trường hợp người đứng tên trong chứng chỉ hành nghề xây dựng không phải là thành viên/cổ đông của công ty).

  • Giấy ủy quyền nộp và nhận hồ sơ (nếu đại diện pháp luật không tự thực hiện).

thành lập công ty xây dựng

Quy trình thành lập

Bước 1: Chuẩn bị thông tin cần thiết

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một số thông tin cần thiết của doanh nghiệp như:

  • Tên công ty
  • Loại hình doanh nghiệp
  • Ngành nghề kinh doanh và mã số thuế tương ứng
  • Địa chỉ trụ sở công ty
  • Danh sách các thành viên (Công ty TNHH 2 thành viên) hoặc cổ đông (Công ty cổ phần)
  • Vốn điều lệ của công ty

Bước 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ

Tiếp theo, chủ doanh nghiệp cần soạn thảo một bộ hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ hoạt động công ty
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
  • Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực: Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân; Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.

Sau đó nộp hồ sơ tới Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thời gian xử lý hồ sơ sẽ là 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và mã số thuế.

Bước 3: Làm con dấu pháp nhân

Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.

Sau đó, chủ doanh nghiệp cần liên hệ công ty có chức năng làm con dấu để tiến hành làm con dấu pháp nhân. Xong xuôi thì thông báo mẫu dấu lên sở kế hoạch đầu tư để con dấu có giá trị pháp lý và bắt đầu sử dụng.

Bước 4: Thủ tục sau khi nhận giấy phép

Sau khi được cấp phép, công ty xây dựng cần hoàn thiện một số công việc sau trước khi bắt đầu triển khai các hoạt động kinh doanh:

  • Treo biển tại trụ sở công ty;
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đăng ký mẫu 08 tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế, đăng ký nộp thuế điện tử;
  • Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;
  • Kê khai và nộp thuế môn bài của doanh nghiệp
  • In và đặt in hóa đơn.

thủ tục thành lập công ty xây dựng

Kinh nghiệm mở công ty xây dựng

Để việc mở công ty xây dựng của bạn có thể diễn ra một cách trơn tru và thuận lợi nhất, chúng tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm đúc kết từ những doanh nghiệp mà chúng tôi đã từng làm việc cùng.

Kinh nghiệm mở công ty xây dựng bao gồm:

  • Thứ 1: Loại hình công ty

Trong thời buổi kinh tế phát triển như hiện nay, có rất nhiều loại hình công ty cho bạn lựa chọn, ví dụ như: Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Tùy vào nhu cầu của công ty bạn định thành lập mà lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp tương ứng.

Nếu bạn lần đầu mở công ty xây dựng thì Công ty TNHH sẽ là phương án an toàn dành cho bạn. Bởi nó có nhiều ưu thế về vốn điều lệ, khả năng rủi ro thấp so với các loại hình khác, và tối ưu về lợi ích và quyền lợi cho chủ doanh nghiệp.

  • Thứ 2: Chọn tên công ty

Tên công ty phải độc quyền và không trùng lặp với công ty khác. Nên tiến hành tra cứu tên công ty trên mạng. Bạn nên chuẩn bị sẵn 1 tên chính và 3-4 tên công ty dự phòng trong trường hợp tên công ty bị trùng hoặc đã được đăng ký sử dụng.

Chủ doanh nghiệp có thể xem tuổi, mệnh để đặt tên công ty cho hợp phong thủy, mang lại nhiều thuận lợi, tài lộc cho việc kinh doanh.

  • Thứ 3: Vốn điều lệ

Ngành nghề xây dựng theo quy định không thuộc nhóm nghề yêu cầu vốn pháp định khi đăng ký kinh doanh. Vì vậy, khi thành lập công ty xầy dựng, bạn không cần phải chứng minh vốn điều lệ và cũng không có yêu cầu về mức vốn cố định.

Tốt nhất thì bạn nên lựa chọn mức vốn điều lệ cao bởi nó sẽ ảnh hưởng đến năng lực của công ty khi làm hồ sơ đấu thầu. Vốn điều lệ ảnh hưởng tới mức thuế mà doanh nghiệp phải đóng hàng năm như sau: Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm. Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài: 2 triệu đồng/ 1 năm.

  • Thứ 4: Ngành nghề kinh doanh

Như đã được nhắc đến trong thủ tục thành lập công ty xây dựng ở trên, các ngành nghề như thiết kế, kiến trúc hay giám sát công trình bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề. Còn đối với doanh nghiệp đăng ký thi công xây dựng không cần có bằng cấp. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị các giấy tờ cần thiết phù hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Thứ 5: Địa chỉ công ty

Một doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động cần có thông tin liên lạc và thông tin của trụ sở vận hành công ty. Do đó bạn cần chuẩn bị vị trí trụ sở công ty hoặc các giấy tờ thuê liên quan trong trường hợp bạn thuê văn phòng làm trụ sở công ty.

  • Thứ 6: Hồ sơ thành lập công ty

Các loại giấy tờ mà bạn cần chuẩn bị để hoàn thiện hồ sơ gửi lên Sở Kế Hoạch và Đầu Tư bao gồm: Đơn đăng ký kinh doanh, Điều lệ công ty, Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, danh sách cổ đông (đối với công ty cổ phần).

Ngoài ra, cần có bản sao CMND hợp lệ hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các thành viên (trong trường hợp công ty TNHH có 2 thành viên trở lên), các cổ đông (công ty cổ phần). Số lượng cần chuẩn bị là 1 bộ nộp lên sở KHĐT (sau 3-5 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ sở KHĐT sẽ ra giấy phép đăng ký kinh doanh + mã số thuế).

Trên đây là những thông tin về tư vấn thành lập công ty xây dựng mà NT International Law Firm đã tìm hiểu và cung cấp cho bạn đọc. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn nào liên quan về thành lập công ty xây dựngdựng hoặc vấn đề khác có liên quan, vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 090.252.4567 hoặc email: info@congtyluatnt.vn để được tư vấn cụ thể. Xin chân thành cảm ơn!

Có thể bạn quan tâm:

Điều Kiện, Thủ Tục Thành Lập Công Ty Nội Thất Mới Nhất 2024

Điều Kiện, Hồ Sơ Và Thủ Tục Thành Lập Công Ty Tài Chính 2024

Điều Kiện, Thủ Tục Thành Lập Công Ty Luật Mới Nhất 2024

Rate this post

“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”

NT INTERNATIONAL LAW FIRM