Nợ xấu là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành tài chính ngân hàng. Để hiểu rõ hơn về nợ xấu cũng như cách để phòng tránh và xóa nợ xấu nhanh. Hôm nay, hãy cùng NT International Law Firm tìm hiểu nợ xấu là gì trong bài viết sau đây nhé!

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể thanh toán khi đến hạn như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Nợ được tính là nợ xấu khi quá hạn thanh toán trên 90 ngày. Khi có nợ xấu, người vay vốn sẽ bị lưu lại thông tin trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC.

Nợ xấu là gì?

Phân loại nhóm nợ xấu

Nợ xấu được chia thành 5 nhóm theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Tùy vào thời gian quá hạn thanh toán mà sẽ được chia thành các nhóm khác nhau:

Phân loại nhóm nợ xấu

– Nhóm 1: Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn: là nhóm có nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc lẫn lãi đúng hạn khi có thời gian quá hạn dưới 10 ngày.

– Nhóm 2: Nợ cần chú ý: có thời gian quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày và có thể vay lại sau 12 tháng.

– Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn: có thời gian quá hạn từ 91 đến 180 ngày và có thể vay lại sau 5 năm

– Nhóm 4: Nợ nghi ngờ bị mất vốn: có thời gian quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, người nợ sau 5 năm có thể vay trở lại.

– Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn: có thời gian nợ từ 360 ngày trở lên và có thể vay lại sau 5 năm.

Phát sinh nợ xấu có ảnh hưởng gì không?

Khi phát sinh nợ xấu, nếu rơi vào nhóm 2, 3, 4, 5 thì sẽ khó có thể vay trở lại, đặc biệt là nhóm 3, 4, 5 vì phải mất đến 5 năm mới có thể vay vốn tại các ngân hàng hoặc công ty tín dụng khác.

Thông tin về người vay nợ mà có nợ xấu thường sẽ được lưu lại trên trung tâm tín dụng CIC trong thời gian từ 3 – 5 năm, bao gồm các thông tin về khoản vay trong quá khứ, khoản vay nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn, họ tên người vây, nơi vay. Nếu rơi vào trường hợp nợ xấu và bị lưu lại thông tin trên hệ thống này thì bạn sẽ khó có thể vay trong thời gian sau này.

Nợ xấu cá nhân khi nào được xóa

Theo CIC, thời gian xóa nợ xấu ngân hàng sẽ tùy vào từng nhóm nợ cụ thể:

– Nhóm 1: Nhóm an toàn có đủ tiêu chuẩn vay lại và dễ được duyệt hồ sơ vì trả nợ đúng hạn.

– Nhóm 2: Nhóm quá hạn từ 10 – 90 ngày, nợ sẽ được xóa sau 12 tháng kể từ khi bạn thanh toán đủ gốc lẫn lãi của khoản nợ đang vay.

– Nhóm 3, 4, 5: Nhóm quá hạn từ 90 ngày trở lên, lịch sử nợ xấu sẽ được xóa trên hệ thống sau 5 năm kể từ ngày bạn thanh toán toàn bộ khoản nợ đang vay.

Làm cách nào để phòng tránh nợ xấu

Để hạn chế bị ghi tên trong hệ thống nợ xấu khi vay vốn hoặc vay tín dụng tại các ngân hàng, bạn có thể tham khảo những lời khuyên sau:

– Lập kế hoạch sử dụng vốn và trả nợ: Bạn cần xác định rõ nhu cầu và khả năng chi trả của bản thân trước khi đưa ra con số vay vốn. Sau khi vay cũng cần có kế hoạch sử dụng hợp lý, tránh nghĩ đến nhu cầu trước mắt mà sử dụng tiền một cách bất hợp lý.

Làm cách nào để phòng tránh nợ xấu

– Ghi nhớ hạn trả nợ định kỳ: Tùy thuộc vào ngân hàng vay vốn mà sẽ có kỳ hạn thanh toán nợ khác nhau. Thông thường hạn trả nợ định kỳ sẽ được ghi rõ trong hợp đồng, bạn nên chủ động ghi chú hạn thanh toán và thanh toán trước hạn 3-5 ngày.

– Đẩy nhanh quá trình thu hồi nợ: Đối với một số doanh nghiệp lớn, việc đẩy nhanh thu hồi nợ sẽ giúp công ty vận hành hiệu quả hơn cũng như tránh được những rủi ro trong việc thanh toán nợ có thể dẫn đến nợ xấu. Do đó, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch thu hồi nợ đối với những khách hàng và tổ chức đang chưa thanh toán đủ cho doanh nghiệp.

– Thay đổi kế hoạch trả nợ: Hiện nay, một số ngân hàng cho phép người đi vay thay đổi thời hạn thanh toán sao cho phù hợp tình hình tài chính của từng cá nhân, tổ chức. Ví dụ, bạn có thể thay đổi hạn thanh toán từ ngày 1 hằng tháng sang ngày 10 (ngày nhận lương) để đảm bảo có thể thanh toán nợ đúng hạn và không rơi vào nợ xấu.

Trên đây là thông tin nợ xấu là gì? Làm thế nào để phòng tránh nợ xấu? Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn về nợ xấu có thể liên hệ với NT International Law Firm qua số hotline sau: 090 252 4567 hoặc qua email: “info@congtyluatnt.vn/luatsu.toannguyen@gmail.com”.

Tham khảo:

Vỡ nợ là gì? Vỡ nợ không có khả năng chi trả bị xử lý ra sao?

Vay tín chấp không trả được nợ có bị khởi kiện ra tòa?

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu là gì? Công thức xác định tỷ lệ

Rate this post

“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”

NT INTERNATIONAL LAW FIRM