Đơn phương ly hôn là quyền sẵn có của vợ, chồng sau kết hôn. Quyền đơn phương ly hôn được pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam công nhận nhằm bảo vệ người vợ hoặc người chồng. Và nếu như vậy thì có phải trong mọi trường hợp vợ hoặc chồng đều được đơn phương ly hôn không? Ở bài viết này NT INTERNATIONAL LAW FIRM sẽ giúp các bạn nắm rõ những trường hợp không được đơn phương ly hôn.

Đơn phương ly hôn là như thế nào?

“Đơn phương ly hôn” được hiểu một các đơn giản là việc một trong hai bên vợ hoặc chồng tự mình yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ hôn nhân theo ý chí của bản thân mình khi đáp ứng đủ các điều kiện về đơn phương ly hôn theo quy định của pháp luật và không rơi vào trường hợp không được phép đơn phương ly hôn.

Các trường hợp cho phép đơn phương ly hôn

Cơ sở pháp lý: căn cứ Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về đơn phương ly hôn như sau:

  • Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có một trong các căn cứ sau:

+ Về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình 

+ Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

  • Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
  • Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 “Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.”

Như vậy, không phải trong mọi trường hợp cá nhân đều có thể thực hiện quyền đơn phương ly hôn của mình. Mà phải thực hiện dựa trên các quy định pháp luật và căn cứ pháp lý về vấn đề đơn phương ly hôn.

Xem thêm: Đơn Phương Ly Hôn Có Được Chia Tài Sản Không?

Những trường hợp không được đơn phương ly hôn

Theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có các trường hợp sau:

  • Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn nhưng không có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình;
  • Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn nhưng không có căn cứ về việc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được;
  • Vợ hoặc chồng mất tích nhưng Tòa án chưa tuyên bố mất tích, thì bên còn lại không được yêu cầu đơn phương ly hôn;
  • Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình thì Tòa án sẽ không giải quyết cho ly hôn nếu 

+ Không có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

+ Người yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn không phải là cha, mẹ, người thân thích của một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Theo khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, trên đây là toàn bộ những trường hợp vợ hoặc chồng không thể thực hiện quyền đơn phương ly hôn của mình.

Ly hôn đơn phương cần những giấy tờ nào?

Để được Tòa án chấp nhận giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn, người yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như sau:

  • Đơn xin ly hôn đơn phương được ban hành theo mẫu;

mẫu đơn xin đơn phương ly hôn

  • Đăng ký kết hôn (bản chính);
  • Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của vợ và chồng; Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu của gia đình;
  • Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con (nếu có con chung);
  • Nếu có tài sản chung và yêu cầu phân chia tài sản chung khi ly hôn thì chuẩn bị giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung.

Xem thêm: Thủ Tục Và Trình Tự Ly Hôn Thuận Tình

Vừa rồi là những thông tin về việc đơn phương ly hôn và những trường hợp không được đơn phương ly hôn mà NT International Law Firm muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng đây là những thông tin hữu ích. Trường hợp bạn cần được tư vấn luật hôn nhân gia đình thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau

Rate this post

“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”

NT INTERNATIONAL LAW FIRM