Trong quá trình sống chung nếu vợ chồng thường xảy ra tranh chấp, không hòa thuận với nhau thì ly hôn chính là sự lựa chọn cuối cùng của họ để giải thoát cho nhau. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người không nắm được thủ tục ly hôn gồm những gì? Bài viết dưới đây của NT INTERNATIONAL LAW FIRM sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin về thủ tục ly hôn.

Ai có quyền yêu cầu ly hôn?

Ly hôn được biết đến là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Vì thế, để được ly hôn, các cặp vợ, chồng cần phải xác định ai là người có quyền được yêu cầu ly hôn.

Theo Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn gồm:

  • Vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn
  • Cha, mẹ, người thân có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi 1 bên vợ, chồng do mắc bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của bản thân, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng hoặc vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, tinh thần của họ.

Một điều cần lưu ý là: Chồng không được ly hôn khi vợ đang trong quá trình mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên nếu người vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì vẫn có quyền được yêu cầu Tòa án cho ly hôn.

Như vậy, người được quyền yêu cầu ly hôn có thể là vợ, là chồng hoặc người thứ ba như quy định nêu trên.

thủ tục ly hôn gồm những gì

Ai có quyền yêu cầu ly hôn?

Điều kiện để được yêu cầu ly hôn

Có 2 hình thức ly hôn là: Ly hôn thuận tình và một bên gửi yêu cầu đơn phương ly hôn. Với mỗi loại hình thì sẽ những yêu cầu điều kiện khác nhau:

Điều kiện để ly hôn thuận tình

  • 2 bên thật sự tự nguyện ly hôn.
  • 2 bên đã hoàn thành thỏa thuận về việc chia tài sản, quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng,…

Điều kiện để đơn phương ly hôn

  • Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình.
  • Khi 1 người vi phạm nghiêm trọng quyền hoặc nghĩa vụ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng xấu, việc sống chung không thể kéo dài.
  • Chồng hoặc vợ bị Tòa án tuyên bố mất tích.
  • Khi 1 người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do người còn lại gây ra.
thủ tục ly hôn gồm những gì

Điều kiện để đơn phương ly hôn

Chuẩn bị các loại giấy tờ gì để ly hôn?

Các loại giấy tờ sử dụng trong trường hợp đơn phương ly hôn hoặc thuận tình ly hôn thường sẽ giống nhau. Các giấy tờ cần thiết gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính);
  • Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (Bản sao có chứng thực);
  • Giấy khai sinh của các con (Nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
  • Sổ hộ khẩu gia đình (Bản sao có chứng thực);
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (Nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).

Trường hợp mất Giấy chứng nhận kết hôn thì liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn để xin cấp bản sao.

Trường hợp không có Chứng minh nhân dân của chồng/vợ thì dựa theo hướng dẫn của Tòa án để nộp giấy tờ tùy thân khác thay thế.

Điểm khác biệt duy nhất giữa 2 hình thức ly hôn trên là ở nội dung của đơn ly hôn.

  • Trường hợp đơn phương ly hôn thì sẽ sử dụng Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ – HĐTP.
  • Trường thuận tình ly hôn sẽ dùng Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình.
thủ tục ly hôn gồm những gì

Các giấy tờ cần chuẩn bị để ly hôn

Quy trình ly hôn

Đối với ly hôn đơn phương: Quy trình ly hôn được thực hiện theo các bước sau đây.

Bước 1: Thụ lý đơn xin ly hôn (đơn khởi kiện). Vợ hoặc chồng – Người muốn ly hôn đơn phương phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ, tài liệu và chứng cứ về hành vi bạo lực gia đình (nếu có) của người còn lại để nộp cho Tòa án có thẩm quyền.

Bước 2: Hòa giải. Sau khi đã tiếp nhận đơn ly hôn đơn phương, Tòa án sẽ tiến hành xem xét có nhận và thụ lý vụ án ly hôn không. Nếu xem xét thấy có căn cứ để xét đơn ly hôn đơn phương thì sẽ yêu cầu người nộp đơn đóng án phí tạm ứng và tiến hành hòa giải.

Nếu hòa giải thành công thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành, còn nếu không hòa giải được thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử.

Bước 3:  Mở phiên tòa sơ thẩm. Sau khi xét xử, Tòa án sẽ ra quyết định, bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa chồng và vợ.

Quy trình ly hôn

Quy trình ly hôn

Đối với ly hôn thuận tình: Ly hôn thuận tình được thực hiện theo các bước dưới đây.

Bước 1: Thụ lý đơn ly hôn. Vợ và chồng chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ nêu trên và nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền.

Bước 2: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu ly hôn và tiến hành mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ xem xét đơn ly hôn, căn cứ để chấm dứt quan hệ hôn nhân và đưa ra thông báo nộp lệ phí tạm ứng.

Sau khi vợ, chồng đã nộp tạm ứng lệ phí thì Tòa án sẽ tiến hành mở phiên họp công khai để giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

Bước 3: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Sau khi tiến hành hòa giải mà không thành công thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận ly hôn. Còn nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự.

Trên đây là bài viết của NT INTERNATIONAL LAW FIRM về thủ tục ly hôn. Hy vọng các bạn đã nắm được các kiến thức về vấn đề này. Bạn có thể xem thêm thông tin về dịch vụ luật sư giải quyết các vấn đề hôn nhân, gia đình của chúng tôi tại đây.

Có thể bạn quan tâm: Đơn Phương Ly Hôn Có Được Chia Tài Sản Không?

Rate this post

“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”

NT INTERNATIONAL LAW FIRM