Đòi nợ thuê là gì? Quy mô hoạt động của đòi nợ thuê? Đòi nợ thuê là hành vi hợp pháp hay bất hợp pháp? Như tên gọi, đòi nợ thuê là hành vi một tổ chức đứng ra đòi nợ cho các tổ chức tài chính có nhu cầu. Đây là dịch vụ không đúng pháp luật và sẽ chịu phạt nếu như bị phát hiện. Để hiểu rõ và biết thêm nhiều thông tin về dịch vụ đòi nợ thuê, mời quý độc giả cùng NT International Law Firm tham khảo bài viết sau.

Đòi nợ thuê là gì? 

Dịch vụ đòi nợ thuê là gì? Đòi nợ thuê là hình thức kinh doanh dịch vụ có điều kiện. Dịch vụ này ra đời nhằm giúp các tổ chức tài chính, đơn vị cho vay đòi những món nợ khó đòi, nợ dai dẳng. Loại hình dịch vụ này chỉ được cấp cho những doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Hành vi đòi nợ phải được thực hiện theo yêu cầu của chủ nợ.

Đòi nợ thuê là gì

Tuy nhiên, kể từ năm 2021, loại hình dịch vụ này bị cấm đầu tư kinh doanh. Với những hợp đồng đòi nợ thuê được ký trước 1/1/2021 phải chấm dứt hiệu lực kể từ ngày 1/1/2021; các bên tham gia hợp đồng đòi nợ được thực hiện thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật. (Theo khoản 5 điều 77 Luật Đầu tư 2020)

Có thể bạn quan tâm: Nợ xấu là gì? Phân loại và cách xóa nợ xấu nhanh

Xử phạt hành vi kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê sau ngày 01/01/2021 

Kể từ ngày 1/1/2021, những đơn vị nào kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 98/2020 NĐ – CP, những tổ chức kinh doanh đòi nợ thuê sẽ bị phạt:

  • Phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với những đơn vị có hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh.
  • Tịch thu các tang vật, phương tiện vi phạm với những hành vi vi phạm quy định.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả là tổ chức buộc phải nộp lại các lợi ích bất hợp pháp có được từ những hành vi vi phạm quy định.

Tuy nhiên, mức phạt tiền trên chỉ áp dụng cho những cá nhân. Đối với những tổ chức kinh doanh, mức phạt sẽ tăng gấp đôi (Tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 98/2020 NĐ – CP được sửa đổi bởi điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022 NĐ – CP).

Đòi nợ sao cho đúng luật 

Khi thu hồi nợ, cá nhân hoặc tổ chức cho vay không nên thực hiện các hành vi sau để không vi phạm pháp luật:

  • Dùng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực, gây sức ép cho con nợ
  • Uy hiếp tinh thần, tung tin đồn thất thiệt hoặc cắt ghép hình ảnh nhạy cảm của con nợ lên các trang mạng xã hội.
  • Bắt giữ trái phép con nợ
  • Xâm phạm hay hủy hoại tài sản, chiếm đoạt tài sản của đối tượng vay.

Đòi nợ sao cho đúng luật 

Nếu vi phạm những trường hợp trên, cá nhân/tổ chức tài chính có thể sẽ bị phạt:

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
  • Xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự

Vậy nếu gặp trường hợp nợ không trả, cá nhân/tổ chức cho vay phải làm gì? Việc mà bên cho vay có thể làm chính là làm đơn khởi kiện lên tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Xem thêm: Vay tín chấp không trả được nợ có bị khởi kiện ra tòa?

Kinh doanh dịch vụ đòi nợ có bị xử lý? 

Căn cứ tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 có quy định về ngành, nghề cấm kinh doanh như sau:

“Điều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

  1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
  2. a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
  3. b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
  4. c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
  5. d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

  1. e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
  2. g) Kinh doanh pháo nổ;
  3. h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
  4. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.”

Theo quy định trên, ngành kinh doanh dịch vụ đòi nợ bị cấm hoạt động kể từ ngày 1/1/2021. Chính vì thế, nếu việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ vẫn tiếp diễn sẽ bị pháp luật xử phạt theo quy định.

Tại sao lại cấm dịch vụ đòi nợ thuê

ại sao lại cấm dịch vụ đòi nợ thuê

Lý do pháp luật cấm dịch vụ đòi nợ thuê là gì? Ban đầu, đòi nợ thuê là dịch vụ không gây nguy hại cho xã hội, con người. Tuy nhiên, nhiều cá nhân/tổ chức đã lợi dụng dịch vụ để tiến hành các hành vi trái pháp luật.

Xem thêm: Có nên thuê công ty đòi nợ thuê thu hồi nợ không?

Trong quá trình thu nợ, bên vay và bên cho vay không thể tránh khỏi những tranh chấp. Từ đó, dễ xuất hiện các tình trạng phá hoại tài sản, cướp đoạt tài sản, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của con nợ. Những việc làm trên là hành vi trái pháp luật và đây cũng chính là nguyên nhân khiến dịch vụ đòi nợ thuê bị cấm.

 Như vậy, NT International Law Firm đã giải đáp thắc mắc “Đòi nợ thuê là gì?” của nhiều khách hàng. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp cho khách hàng.

Tham khảo:

Dịch vụ Luật sư tư vấn thu hồi nợ

Vỡ nợ là gì? Vỡ nợ không có khả năng chi trả bị xử lý ra sao?

Rate this post

“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”

NT INTERNATIONAL LAW FIRM