Hiện nay, việc bố mẹ cho con cái đất đai là điều phổ biến. Vậy con dâu có được đứng tên sổ đỏ không? Điều kiện và quyền lợi như thế nào? Tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây của NT International Law Firm.

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là từ lóng mà người dân hay sử dụng để ám chỉ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” là chứng thư pháp lý mà Nhà nước sử dụng để xác nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của người sử dụng đất được định nghĩa tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 hoặc các giấy tờ tương được tùy thuộc vào màu sắc của bìa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Điều kiện để đứng tên sổ đỏ

Điều kiện về mặt chủ thể

Căn cứ khoản 1 Điều 97 Luật Đất đai 2013, Sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) sẽ được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Và tại Điều 5 Luật Đất đai 2013 quy định người có quyền sử dụng đất bao gồm: Hộ gia đình; cá nhân; cơ quan Nhà nước,… 

Điều kiện về độ tuổi

Quy định pháp luật hiện nay chưa có quy định điều kiện về độ tuổi đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

 Như vậy, người có quyền đứng sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì được cấp và đứng tên sổ đỏ.

Xem thêm: Đất Chưa Có Sổ Đỏ Có Được Chuyển Nhượng Không?

Điều kiện để tặng cho con đất

Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, để có thể tặng cho con đất, miếng đất  phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Đất không bị kê biên để thi hành án 
  • Đất không có tranh chấp
  • Trong thời hạn sử dụng đất

Con dâu có được đứng tên sổ đỏ không?

Trong trường hợp đất được cho riêng trước thời kỳ hôn nhân và trong thời kỳ hôn nhân

Căn cứ theo quy định tại Điều 43 và khoản 4 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2015, nếu con trai được tặng cho đất riêng trước thời kỳ hôn nhân và cả trong thời kỳ hôn nhân, thì đây là tài sản riêng của người con trai. Vì đây là tài sản riêng của con trai nên con dâu sẽ không được phân chia trong trường hợp ly hôn, trừ trường hợp miếng đất trên được nhập vào tài sản chung. Trường hợp này con dâu không được đứng tên sổ đỏ

 Trường hợp đất được sát nhập chung vào tài sản vợ chồng

Căn cứ theo quy định tại Điều 33 và Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2015, nếu miếng đất được cho riêng nhưng thực hiện thủ tục sáp nhập tài sản đó vào khối tài sản chung của vợ chồng hoặc đất được cho chung cả 2 vợ chồng thì đây là tài sản chung của 2 vợ chồng. Vậy người vợ được cùng đứng tên trên sổ đỏ.

Xem thêm: Cha Mẹ Cho Con Đất Có Phải Đóng Thuế Không?

Quyền của con dâu khi đứng tên sổ đỏ

Trường hợp một mình con dâu đứng tên sổ đỏ 

Căn cứ Điều 190, 192 Bộ luật Dân sự 2015 Điều 166, 167 và 171 Luật Đất đai 2013, thì người đứng tên sổ đỏ có quyền như sau: Quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân; Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và mục đích khác mà pháp luật không cấm; Được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, đổi, đổi thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, ủy quyền quản lý nhà ở; Sử dụng chung của các công trình tiện ích công cộng ở khu nhà đó; Bảo trì, xây dựng, cải tạo, phá dỡ nhà ở; được bồi thường khi nhà nước trưng dụng, thu hồi; 

Trường hợp 2 vợ chồng cùng đứng tên sổ đỏ

Theo Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014,  thì đây là tài sản chung, mặc dù vợ chồng sẽ có quyền với miếng đất giống nhau, tuy nhiên, khi thực hiện các quyền trên đối với bất động sản thì phải có chữ ký của cả hai người.

Vừa rồi là những thông tin về việc con dâu có được đứng tên sổ đỏ không. Nếu bạn cần tư vấn cụ thể cho trường hợp mình đang gặp phải thì hãy liên hệ với NT International Law FirmĐội ngũ luật sư đất đai với nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn tháo gỡ những vấn đề đang gặp phải.

Rate this post

“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”

NT INTERNATIONAL LAW FIRM