Mục lục bài viết
Đòi nợ thuê là một dịch vụ thường được nghĩ đến khi người cho vay không thể lấy lại khoản nợ của người vay. Tuy nhiên liệu có nên thuê các công ty đòi nợ không? Bài viết này NT INTERNATIONAL LAW FIRM sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hoạt động đòi nợ thuê nhé!
Dịch vụ đòi nợ thuê chính thức bị cấm
Đòi nợ thuê là một dịch vụ mà ở đó các doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện hành vi đòi nợ khách theo yêu cầu của chủ nợ.
Loại hình dịch vụ đòi nợ thuê từng là một trong các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. Tuy nhiên, khi Luật Đầu tư năm 2020 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, dịch vụ đòi nợ thuê trở thành loại hình cấm đầu tư kinh doanh theo điểm h khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020. Đồng thời, tại khoản 5 Điều 77 Luật Đầu tư năm 2020 cũng quy định:
“Hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ ký kết trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành; các bên tham gia hợp đồng được thực hiện các hoạt động để thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Từ đó, dịch vụ đòi nợ thuê chính thức bị cấm hoạt động tại Việt Nam, các hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ được ký kết trước ngày 01/01/2021 phải thanh lý. Các doanh nghiệp đang được cấp phép kinh doanh dịch vụ đòi nợ buộc phải giải thể hoặc chuyển đổi sang ngành nghề kinh doanh khác.
Xử phạt đối với hành vi hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê
Các hành vi hoạt động kinh doanh các ngành nghề, dịch vụ nằm trong danh mục đều sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật tại Điều 7 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:
” Điều 7. Hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này”.
Như vậy, từ ngày 01/01/2021, các hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ nếu vẫn tiếp tục hoạt động có thể bị xử phạt lên đến 160 triệu đồng, đồng thời buộc nộp các lợi ích vật chất bất hợp pháp thu được do thực hiện hành vi vi phạm. Đối với người thực hiện hành vi vi phạm là các tổ chức thì số tiền phạt sẽ là gấp hai lần so với mức phạt đối với cá nhân.
Cách đòi nợ mà không cần đến dịch vụ đòi nợ
Dựa theo Điều 462 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Như vậy, việc bên vay “phải hoàn trả” tài sản là nghĩa vụ mang tính bắt buộc đối với bên cho vay.
Theo quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
– Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
– Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
- a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015;
- b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Từ đó, ta có thể thấy, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để đòi nợ như:
Khởi kiện ra Tòa án
Việc trả chậm của bên vay cho thấy quyền và lợi ích hợp pháp của bên cho vay đã bị xâm phạm và theo đó có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền chiếu theo Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân dự 2015. Trong hồ sơ cần nộp những căn cứ chứng minh mình có quyền hợp pháp với số tiền mà bên vay đang nợ.
Khi khởi kiện, người cho vay cũng cần lưu ý rằng, thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng vay là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Tùy theo tình hình thực tế, nếu chủ nợ phát hiện người vay có dấu hiệu tẩu tán tài sản mà có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc đồng thời các biện pháp phong tỏa tài sản của con nợ.
Tố giác tội phạm đến cơ quan công an có thẩm quyền
Theo Điều 30 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, người cho vay có thể làm đơn tố giác gửi đến cơ quan điều tra và đề nghị điều tra, xử lý người vay đồng thời giải quyết vấn đề trả nợ vay.
Vì khi bên vay có hành vi gian dối khi thực hiện giao dịch hoặc có hành vi tẩu tán tài sản, chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng khoản vay vào mục đích bất hợp pháp thì họ đã có dấu hiệu tội phạm theo Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174), tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175).
Thuê xã hội đen đòi nợ phạm tội gì?
Khi thuê xã hội đen đòi nợ, không chỉ người thuê mà cả những người thực hiện hành vi đòi nợ đều đang vi phạm pháp luật. Người thực hiện hành vi đòi nợ, tùy theo mức độ nghiệm trọng mà phải chịu những mức phạt khác nhau với khung phạt cao nhất là tù chung thân. Người thuê xã hội đen cũng được xem là đồng phạm và bị xử lý theo quy định của pháp luật với các tội danh như tự ý chiếm dụng tài sản của con nợ, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc làm nhục người khác,…
Trên đây là thông tin NT INTERNATIONAL LAW FIRM muốn chia sẻ đến các bạn độc giả về có nên thuê công ty thu hồi nợ không? Trong quá trình tìm hiểu, nếu quá khách hàng có thắc mắc về bài viết hoặc cần tư vấn về dịch vụ luật sư tư vấn thu hồi nợ hãy liên hệ hotline 090.252.4567 hoặc email: info@congtyluatnt.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.
Tham khảo:
Hướng dẫn cách tra cứu thanh lý hợp đồng tại FE Credit mới nhất
“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT
090.252.4567NT INTERNATIONAL LAW FIRM
- Email: info@congtyluatnt.vn – luatsu.toannguyen@gmail.com
- Phone: 090 252 4567
- Địa chỉ: B23 Khu Dân Cư Nam Long, Phú Thuận, Quận 7, TP.HCM