Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một cách tổ chức lại cơ cấu doanh nghiệp để phù hợp với kích thước, mục tiêu và hướng phát triển của doanh nghiệp. Đây là một quy trình quan trọng và phức tạp, vì nó yêu cầu doanh nghiệp phải xem xét và tính toán kỹ lưỡng tất cả các yếu tố liên quan đến kinh doanh của họ, bao gồm cả các vấn đề pháp lý, tài chính và thị trường. Vậy nên, NT International Law Firm  giới thiệu cho bạn đọc những thông tin liên quan đến chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Khái quát về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Khái niệm

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là quá trình thay đổi hình thức pháp lý và yếu tố tạo nên loại hình doanh nghiệp như mối quan hệ giữa các thành viên, trách nhiệm và tổ chức quản lý nội bộ,… có thể dẫn đến thay đổi mối quan hệ sở hữu, ví dụ từ doanh nghiệp tư nhân sang Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc từ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sang Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Đặc điểm 

Về chủ thể: Việc quyết định chuyển đổi doanh nghiệp được thực hiện bởi chủ sở hữu hoặc cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong doanh nghiệp.

Về ý chí chuyển đổi: Việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thường bắt nguồn từ ý muốn của chủ sở hữu nhằm thích ứng với điều kiện mới của chủ doanh nghiệp và triển khai định hướng phát triển phù hợp. Tuy nhiên, nó cũng có thể được thực hiện trong tình huống bắt buộc để tránh nguy cơ giải thể.

chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Hậu quả 

Khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp làm thay đổi loại hình doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền sẽ cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới cho doanh nghiệp, theo các thủ tục pháp lý cần thiết.

Việc chuyển đổi doanh nghiệp có thể dẫn đến thay đổi chủ sở hữu nếu có sự xuất hiện của các thành viên công ty hoặc cổ đông mới.

Các hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2020, các loại chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và điều kiện chuyển đổi bao gồm:

Chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần

Căn cứ theo Điều 202, Luật Doanh nghiệp 2020, điều kiện để chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần là:

  •  Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;
  • Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
  • Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;
  • Kết hợp phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này và các phương thức khác

Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên

Căn cứ theo Điều 203, Luật Doanh nghiệp 2020, điều kiện để chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên là:

  • Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tương ứng của tất cả cổ đông còn lại;
  • Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty;
  • Công ty chỉ còn lại 01 cổ đông.

Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH hai thành viên trở lên

Căn cứ Điều 204 Luật Doanh nghiệp 2020, điều kiện để chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH hai thành viên trở lên là:

  • Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác;
  • Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
  • Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
  • Công ty chỉ còn lại 02 cổ đông;
  • Kết hợp phương thức trên và các phương thức khác.

thay đổi loại hình doanh nghiệp

Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh

Căn cứ theo Điều 205 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân được chuyển đổi thành công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh là:

  • Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.

Hy vọng những thông tin mà NT International Law Firm cung cấp ở trên có thể giải đáp được nhiều thắc mắc cho quý đọc giả. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, bạn đọc vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 090.252.4567 hoặc email: info@congtyluatnt.vn để được tư vấn cụ thể.

Rate this post

“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”

NT INTERNATIONAL LAW FIRM