Thừa kế là một trong những quyền lợi và cũng là nghĩa vụ quan trọng trong tổ chức tài sản một gia đình, đây là việc chuyển giao tài sản của con người từ đời này sang đời khác. Câu hỏi đặt ra là có trường hợp nào người thừa kế có bị mất đi quyền thừa kế không? Vậy tước quyền hưởng thừa kế là gì? Hãy tìm hiểu về tước quyền thừa kế trong bài viết sau đây của NT International Law Firm.

Thừa kế là gì?

Có hai loại thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật:

  • Thừa kế theo di chúc (Điều 624 Bộ luật dân sự 2015): Đây là việc một người trước khi mất họ đã để lại di chúc được xem như ý chí, nguyện vọng của họ trước khi mất, việc cho đi bao nhiêu phần, không cho ai và những ai sẽ được thừa hưởng sẽ phụ thuộc vào gần như toàn bộ ý chí của người lập di chúc.
  • Thừa kế theo Pháp luật (Điều 649 Bộ luật dân sự 2015): Đối với chế định tài sản cá nhân, Nhà nước luôn dành sự tôn trọng nhất đối với ý chí của chủ sở hữu tài sản đó. Vì vậy thông thường, nếu như một người chết đi mà không có di chúc thì tài sản của họ sẽ được chia theo thứ bậc hàng thừa kế theo quy định của luật.

Xem thêm: Tìm Hiểu Hồ Sơ Thừa Kế Đất Đai Gồm Những Gì Theo Quy Định Pháp Luật?

Tước quyền hưởng thừa kế là gì?

Tước quyền hưởng thừa kế được hiểu là việc một người được thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, tức có quyền được hưởng thừa kế nhưng thuộc các trường hợp pháp luật quy định về người không được hưởng di sản thừa kế nên người đó bị bác bỏ quyền hưởng thừa kế của mình.

Trong Bộ luật Dân sự 2015, các nhà làm luật đã dự liệu trước vấn đề đó. Trên thực tế, nếu có những hành vi được nêu dưới đây sẽ được xem là người không được quyền hưởng di sản (Khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015):

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Vì vậy, nếu người thừa kế thuộc những trường hợp nêu trên thì họ sẽ không được hưởng thừa kế. Đây là điều luật nhằm bảo vệ quyền lợi của người để lại di sản, tránh việc xâm phạm quyền lợi của họ.

Ví dụ, trong một gia đình người con ngược đãi, bạo hành mẹ mình, xâm phạm đến tính mạng và sức khỏe nhằm muốn người mẹ mất sớm, để lại tài sản cho mình. Đây là việc làm được quy định là những người không được quyền hưởng di sản nên người đó sẽ không được hưởng di sản dù là chia theo thừa kế hay chia theo di chúc.

tước quyền hưởng thừa kế

Lưu ý khi tước quyền hưởng thừa kế 

  1. Chỉ có người có quyền thừa kế mới bị tước quyền thừa kế. Ở đây nếu một người có quyền được hưởng thừa kế mới có thể tước quyền của họ.
  2. Quyền tước phải được xác nhận bởi Tòa án. Nghĩa là cần trải qua quá trình tố tụng tại Tòa án để xác định người đó có được hưởng di sản hay không.
  3. Nếu có tranh chấp, hãy liên hệ văn phòng luật sư để có hướng giải quyết phù hợp nhất..

Phân biệt tước quyền và truất quyền thừa kế 

Cần phân biệt giữa tước quyền và truật quyền vì đây là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn.

  • Tước quyền thừa kế: Đây là việc mà một người được thừa hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tuy nhiên người đó có những hành vi mà pháp luật quy định khiến cho người đó bị tước quyền thừa kế.
  • Truất quyền thừa kế: Là việc một người để lại di chúc và nội dung di chúc có bao gồm việc không cho một người không được hưởng di sản đó.

Vừa rồi là một số thông tin về tước quyền hưởng thừa kế là gì mà NT International Law Firm muốn chia sẻ đến các bạn. Trường hợp bạn cần tư vấn về luật thừa kế thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin sau

Rate this post

“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”

NT INTERNATIONAL LAW FIRM