Việc mua chung đất thường xảy ra với nhiều mục đích khác nhau nhưngmục đích mua chung đất phổ biến nhất là để cùng hợp tác đầu tư. Vậy mua chung đất sổ đỏ đứng tên ai? Hãy cùng NT International Law Firm tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Mua chung đất sổ đỏ đứng tên ai?

Mua chung đất sổ đỏ đứng tên ai? Theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013, thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận phải ghi đầy đủ tên của những người đó. Ngoài ra, nếu các chủ sử dụng đất trên có yêu cầu thì cấp chung cho người đại diện 01 Giấy chứng nhận.

Trong trường hợp những người góp tiền nhận chuyển nhượng chung thửa đất đã cùng nhau thỏa thuận bằng văn bản cấp 01 Giấy chứng nhận cho một người đại diện thì Giấy chứng nhận sẽ được cấp cho người đại diện đó.

Lưu ý: Yêu cầu cấp Giấy chứng nhận cho người đại diện phải được thể hiện thông qua văn bản có công chứng hoặc chứng thực theo đúng quy định pháp luật (dựa vào khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT).

Mua chung đất sổ đỏ đứng tên ai

Mua chung đất sổ đỏ đứng tên ai

Cách ghi vào giấy chứng nhận

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT trường hợp có nhiều người cùng đứng tên thì được ghi như sau:

“Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này thì Giấy chứng nhận được cấp cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sau khi đã xác định được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của từng người.

Trên mỗi Giấy chứng nhận ghi thông tin đầy đủ về người được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Khoản 1 Điều này; tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với… (ghi lần lượt tên của những người còn lại có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)”.

Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thỏa thuận bằng văn bản cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật) thì Giấy chứng nhận được cấp cho người đại diện đó. Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)”.

Trường hợp có nhiều người cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên trang 1 không hết thì dòng cuối trang 1 ghi “và những người khác có tên tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận này”; đồng thời tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận được ghi: “Những người khác cùng sử dụng đất (hoặc cùng sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất còn lại)”.

Cách ghi vào giấy chứng nhận khi mua chung đất

Cách ghi vào giấy chứng nhận khi mua chung đất

Xem thêm: Mua Đất Giấy Tay Có Làm Sổ Được Không?

Quyền và nghĩa vụ của mỗi thành viên có chung quyền sử dụng đất

Dựa theo điểm b, khoản 2 của Điều 167 trong Luật Đất đai 2013, nhóm người có quyền sử dụng đất chung sẽ có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Với trường hợp quyền sử dụng đất được chia phần cho từng thành viên trong nhóm thì mỗi thành viên của nhóm sẽ được phép thực hiện quyền của mình đối với phần quyền sử dụng đất như sau:
  • Làm thủ tục tách thửa theo quy định. 
  • Thực hiện các thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác liên quan đến đất. 
  • Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.
  • Với trường hợp quyền sử dụng đất không được phân chia theo phần thì nhóm người có quyền sử dụng đất có thể ủy quyền cho một người đại diện để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của nhóm.

Ngoài những trường hợp đã nêu ở trên, Luật Đất đai 2013 còn đề cập đến hai trường hợp khác liên quan đến nhóm người có chung quyền sử dụng đất như sau:

  • Với trường hợp nhóm người sử dụng đất bao gồm hộ gia đình và cá nhân thì họ sẽ có quyền và nghĩa vụ tương tự như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình hoặc cá nhân theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.
  • Với trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì tổ chức đó sẽ có quyền và nghĩa vụ tương tự như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.
Quyền và nghĩa vụ của mỗi thành viên có chung quyền sử dụng đất

Quyền và nghĩa vụ của mỗi thành viên có chung quyền sử dụng đất

Cách xử lý trong trường hợp không thống nhất ý kiến bán đất

Mọi người thường nghĩ rằng khi bán đất chung thì phải cần có sự đồng ý bằng văn bản có công chứng, chứng thực của các bên mua chung.

Trên thực tế, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai, khi một hoặc một số người mua chung không đồng ý chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế thì phải tách thửa để sử dụng đất của mình. 

Cách xử lý khi muốn bán nhưng người còn lại không đồng ý

Đối với trường hợp 2 người mua chung 1 mảnh đất, khi 1 người muốn bán nhưng người còn lại không đồng ý thì có cách xử lý như sau:

Về mặt nguyên tắc khi muốn chuyển nhượng, tặng cho hay thế chấp quyền sử dụng đất chung thì phải có được sự đồng ý của tất cả những người có chung quyền sử dụng đất bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

Tuy nhiên, trong thực tế khi muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất chung nhưng một hoặc một số người không đồng ý thì cần phải tiến hành tách thửa để chuyển nhượng phần đất của mình. Nội dung này được quy định cụ thể tại điểm b Khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 như sau:

  • Trong trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất được phân chia theo từng thành viên, khi một thành viên muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải tuân theo quy định về tách thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. Ngoài ra, thành viên đó cũng phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo đúng quy định của Luật Đất đai 2013.

Trong trường hợp này, mảnh đất phải có đủ điều kiện tách thửa thì mới có thể chuyển nhượng được phần đất của mình. 

Đối với trường hợp không đủ diện tích tách thửa thì khoản 1, 2 và 3 Điều 128 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

  • Mỗi chủ sở hữu chung theo phần đều có quyền định đoạt đối với phần quyền sở hữu của mình.
  • Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất sẽ được thực hiện dựa theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • Trường hợp 1 chủ sở hữu chung theo phần thực hiện bán phần quyền sở hữu của mình thì các chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua phần đó.

Trong thời hạn đúng 3 tháng đối với tài sản chung là bất động sản và 1 tháng đối với tài sản chung là động sản, tính từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán, nếu không có chủ sở hữu chung nào tiến hành mua thì chủ sở hữu chung đó được quyền bán cho người khác.

Tuy nhiên, việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi và tính công bằng cho tất cả các chủ sở hữu chung, tránh việc một chủ sở hữu chung chiếm đoạt quyền lợi của các chủ sở hữu khác khi định đoạt tài sản chung.

Cách xử lý khi muốn bán nhưng người còn lại không đồng ý

Cách xử lý khi muốn bán nhưng người còn lại không đồng ý

Xem thêm: Các Bước Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất

Việc tách thửa trong trường hợp mua chung đất

Bản chất của việc mua chung đất là “sở hữu chung theo phần” nên trường hợp tách thửa sẽ được xác định theo vốn góp của từng cá nhân hay từng phần.

Khi các bên có nhu cầu tách thửa trong trường hợp mua chung đất thì sẽ được tách thửa nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật. Cụ thể, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Xem thêm: Giải Đáp Đất Tranh Chấp Có Làm Được Sổ Đỏ Không?

Vừa rồi, NT International Law Firm đã giải đáp cho bạn vấn đề mua đất chung sổ đỏ đứng tên ai. Nếu bạn còn vấn đề cần được giải đáp liên quan đến đất đai, bất động sản thì hãy liên hệ ngay với dịch vụ luật sư của chúng tôi để được tư vấn,

Rate this post

“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”

NT INTERNATIONAL LAW FIRM