Mua Chung Đất Sổ Đỏ Đứng Tên Ai?

Việc mua chung đất thường xảy ra với nhiều mục đích khác nhau nhưngmục đích mua chung đất phổ biến nhất là để cùng hợp tác đầu tư. Vậy mua chung đất sổ đỏ đứng tên ai? Hãy cùng NT International Law Firm tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Mua chung đất sổ đỏ đứng tên ai?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013, thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận phải ghi đầy đủ tên của những người đó. Ngoài ra, nếu các chủ sử dụng đất trên có yêu cầu thì cấp chung cho người đại diện 01 Giấy chứng nhận.

Cách ghi vào giấy chứng nhận

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT trường hợp có nhiều người cùng đứng tên thì được ghi như sau:

“Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này thì Giấy chứng nhận được cấp cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sau khi đã xác định được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của từng người.

Trên mỗi Giấy chứng nhận ghi thông tin đầy đủ về người được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Khoản 1 Điều này; tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với… (ghi lần lượt tên của những người còn lại có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)”.

Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thỏa thuận bằng văn bản cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật) thì Giấy chứng nhận được cấp cho người đại diện đó. Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)”.

Trường hợp có nhiều người cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên trang 1 không hết thì dòng cuối trang 1 ghi “và những người khác có tên tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận này”; đồng thời tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận được ghi: “Những người khác cùng sử dụng đất (hoặc cùng sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất còn lại)”.

Xem thêm: Mua Đất Giấy Tay Có Làm Sổ Được Không?

Cách xử lý trong trường hợp không thống nhất ý kiến bán đất

Mọi người thường nghĩ rằng khi bán đất chung thì phải cần có sự đồng ý bằng văn bản có công chứng, chứng thực của các bên mua chung.

Trên thực tế, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai, khi một hoặc một số người mua chung không đồng ý chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế thì phải tách thửa để sử dụng đất của mình. 

Việc tách thửa trong trường hợp mua chung đất

Bản chất của việc mua chung đất là “sở hữu chung theo phần” nên trường hợp tách thửa sẽ được xác định theo vốn góp của từng cá nhân hay từng phần.

Khi các bên có nhu cầu tách thửa trong trường hợp mua chung đất thì sẽ được tách thửa nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật. Cụ thể, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Xem thêm: Giải Đáp Đất Tranh Chấp Có Làm Được Sổ Đỏ Không?

Vừa rồi, NT International Law Firm đã giải đáp cho bạn vấn đề mua đất chung sổ đỏ đứng tên ai. Nếu bạn còn vấn đề cần được giải đáp liên quan đến đất đai, bất động sản thì hãy liên hệ ngay với dịch vụ luật sư của chúng tôi để được tư vấn,

Rate this post

NT INTERNATIONAL LAW FIRM