Pháp lý doanh nghiệp là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Vậy pháp lý doanh nghiệp là gì? Có những vấn đề pháp lý nào thường xảy ra trong doanh nghiệp? Hãy cùng NT International Law Firm tìm hiểu về pháp lý doanh nghiệp trong bài viết dưới đây. 

Pháp lý doanh nghiệp là gì?

Pháp lý có phạm vi rộng hơn pháp luật, luật chỉ bao gồm các quy định của pháp luật mà nó còn bao gồm cả những lẽ phải, lý lẽ và cả giá trí xuất phát từ một sự vật, sự việc hay hiện tượng xã hội. Chúng chính là cơ sở và căn cứ để hình thành và cấu thành nên pháp luật.

Căn cứ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp được định nghĩa là tổ chức có tên riêng, sở hữu tài sản, có trụ sở giao dịch và được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo đúng quy định của pháp luật với mục đích kinh doanh.

Vậy pháp lý doanh nghiệp là gì? Có thể hiểu pháp lý doanh nghiệp là tổng thể các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp để cấu thành nên tư cách pháp lý doanh nghiệp trong một mối quan hệ pháp luật nhất định.

Pháp lý doanh nghiệp là gì?

Pháp lý doanh nghiệp là gì?

Những đặc điểm của pháp lý của doanh nghiệp

Đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

Tên riêng

Tên của doanh nghiệp bao gồm tên pháp lý và tên thương mại. Dựa theo quy định tại Điều 10 Nghị định 88/2006/NĐ-CP, tên doanh nghiệp phải sử dụng tiếng Việt kèm theo chữ số và ký hiệu, có thể phát âm được và được tạo thành từ 2 yếu tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Tên của doanh nghiệp cũng chính là cơ sở giúp cho Nhà nước thực hiện quản lý đối với doanh nghiệp.

Đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân

Đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân

Tài sản

Doanh nghiệp bao gồm 2 loại tài sản chính là tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào, ví dụ như sản xuất, dịch vụ hoặc kinh doanh,… thì Nhà nước luôn óc quy định cụ thể về mức vốn tối thiểu phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp và ngành, nghề kinh doanh tương ứng.

Trụ sở giao dịch

Trụ sở giao dịch của doanh nghiệp là địa điểm đặt văn phòng để phục vụ các hoạt động giao tiếp với các khách hàng và các cơ quan chức năng. Nơi này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nhận và giao hàng hóa cũng như thực hiện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông tin này thường được xác nhận trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp cần tuân thủ đúng quy định của pháp luật khi thực hiện thủ tục thành lập công ty. Thủ tục và quy trình nộp hồ sơ cần được tiến hành đăng ký với Sở Kế hoạch và Đầu tư theo quy định. Thời hạn để xin giấy phép đăng kinh doanh là 3 ngày làm việc.

Giải trình kinh tế kỹ thuật

Một số dự án cần phải thực hiện giải trình kinh tế kỹ thuật như:

  • Dự án thuộc các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
  • Dự án có vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng.
  • Dự án trong lĩnh vực dịch vụ, do những hạn chế trong cam kết gia nhập WTO, đa phần các dự án đều bị yêu cầu phải thực hiện giải trình.

Các vấn đề pháp lý thường gặp trong doanh nghiệp

Các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp thường xảy ra bao gồm:

Đối với doanh nghiệp mới thành lập

  • Số lượng cá nhân/tổ chức góp vốn thành lập doanh nghiệp: Để thành lập một doanh nghiệp, trước tiên cần xác định số lượng người/tổ chức góp vốn và lựa chọn loại hình doanh nghiệp thích hợp. Đồng thời cần chú ý đến quy định về đối tượng cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Xác định được lĩnh vực kinh doanh: Từ lĩnh vực kinh doanh chính mà khách hàng hướng tới, NT International Law Firm sẽ tư vấn khách hàng lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với quy định pháp luật.
  • Vốn điều lệ: Mức vốn điều lệ của một doanh nghiệp phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, cụ thể với những ngành nghề như kinh doanh bất động sản (20 tỷ), bảo vệ ( 2 tỷ), bán hàng đa cấp (10 tỷ), chuyển phát nhanh (2 tỷ hoặc 5 tỷ),… Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng hàng năm.
  • Lựa chọn tên doanh nghiệp: Khi lựa chọn tên cho doanh nghiệp, cần chú ý tránh bị trùng tên hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác để không bị từ chối đăng ký.
  • Trụ sở doanh nghiệp: Không được đặt tại những địa điểm không có chức năng kinh doanh, chẳng hạn như chung cư được xây dựng với mục đích để ở.
  • Đại diện theo pháp luật: Trong quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật có thể là người góp vốn hoặc cá nhân khác được các cá nhân, tổ chức góp vốn thống nhất thuê. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty TNHH và Công ty CP có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
Các vấn đề pháp lý thường gặp trong doanh nghiệp mới thành lập

Các vấn đề pháp lý thường gặp trong doanh nghiệp mới thành lập

Đối với các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động kinh doanh, sản xuất

Các rủi ro liên quan đến pháp lý:

  • Doanh nghiệp không nắm bắt được các chính sách pháp luật mới.
  • Doanh nghiệp chưa cập nhật được những thông tin mới và áp dụng chúng vào hoạt động kinh doanh thực tế.

Tranh chấp giữa các công ty khi phát sinh xung đột về quyền và lợi ích giữa các công ty trong một số trường hợp như:

  • Vi phạm bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh không lành mạnh.
  • Phát sinh trong việc giải quyết nợ nần.
  • Tranh chấp liên quan đến tài sản, hợp đồng và quyền sở hữu trí tuệ.
  • Các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng mua bán và hợp tác.
  • Quá trình sang tên, mua bán công ty, cổ phần và các vấn đề liên quan đến pháp lý.

Tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp:

  • Những vấn đề liên quan đến bộ máy quản trị và điều hành công ty thường dẫn đến tranh chấp nội bộ.
  • Cần phải làm rõ quyền và nghĩa vụ của các cổ đông, thành viên trong doanh nghiệp để tránh tranh chấp.
  • Các vấn đề liên quan đến cổ phần, cổ phiếu hoặc cơ cấu cổ tức cần được làm rõ để tránh xảy ra tranh chấp.

Xảy ra tranh chấp với cơ quan Nhà nước trong các vấn đề liên quan đến công tác quản lý, báo cáo thuế và bảo hiểm xã hội cũng như vi phạm hành chính.

Thiệt hại do sự thiếu hiểu biết về các thủ tục hành chính và chính sách pháp luật liên quan đến đầu tư và thuế.

Doanh nghiệp không nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình:

  • Doanh nghiệp có nhiều quyền lợi cơ bản, bao gồm: Quyền tự do kinh doanh trong các ngành nghề không bị cấm bởi pháp luật, quyền tự quyết về hình thức tổ chức kinh doanh, quyền lựa chọn ngành nghề và địa bàn kinh doanh, quyền quản lý quy mô và ngành nghề kinh doanh, quyền sử dụng vốn và ký kết hợp đồng, quyền xuất nhập khẩu hàng hóa, quyền tuyển dụng và sử dụng lao động, quyền ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh, quyền được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng và chiếm hữu tài sản của doanh nghiệp, quyền từ chối cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật, quyền khiếu nại và tham gia tố tụng và nhiều quyền lợi khác theo quy định của pháp luật. 
  • Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không tuân thủ các nghĩa vụ của mình, đặc biệt là nghĩa vụ về pháp luật, sẽ gặp phải nhiều rủi ro và ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại của doanh nghiệp, đồng thời sẽ tốn nhiều thời gian và tiền bạc để giải quyết.
Các vấn đề pháp lý thường gặp trong doanh nghiệp mới thành lập đã đi vào hoạt động

Các vấn đề pháp lý thường gặp trong doanh nghiệp mới thành lập đã đi vào hoạt động

Trên đây là bài viết của NT International Law Firm đã cung cấp các thông tin giúp bạn hiểu rõ pháp lý doanh nghiệp là gì? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến pháp lý doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và cụ thể nhất.

Rate this post

“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”

NT INTERNATIONAL LAW FIRM