Chi nhánh công ty là gì? Thủ tục thành lập thành chi nhánh công ty? Điều kiện thành lập chi nhánh công ty. Bài viết dưới đây của NT International Law Firm sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn những vấn đề xoay quanh

Chi nhánh công ty là gì

Theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định rằng:

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Phạm vi hoạt động của chi nhánh sẽ phục thuộc vào mục đích của công ty khi thành lập chi nhánh

Mục đích: Việc thành lập chi nhánh công ty là sự lựa chọn hàng đầu của các công ty khi muốn mở rộng, phát triển doanh nghiệp

Đặc điểm của chi nhánh

Thứ nhất :Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và không thể tách rời trong hoạt động với doanh nghiệp.

Thứ hai: chức năng hoạt động và hoạt động của Chi nhánh giống như một công ty thu nhỏ có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp.

Thứ ba: Chi nhánh công ty không có tư cách pháp nhân và chỉ thực hiện hoạt động của mình theo nội dung đã đăng ký cũng như quy định của Công ty mẹ.

Điều kiện thành lập chi nhánh công ty

  • Công ty phải có giấy phép kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
  • Có người đứng đầu chi nhánh đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp phải là chủ sở hữu hợp pháp của chi nhánh.
  • Có giấy xác nhận đủ điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh chi nhánh yêu cầu chứng chỉ theo quy định của pháp luật

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh công ty

  • Thông báo thành lập chi nhánh công ty.
  • Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh và bản sao giấy giờ pháp của người đứng đầu chi nhánh
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt tru sở chi nhánh.

Bước 3: Cơ quan đăng ký sẽ cấp giấy chứng nhận

Sau 3 ngày kể từ khi nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký xem xét nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ cấp Giấy chứng nhận  đăng ký hoạt động chi nhánh. Trong trường hợp chưa hợp lệ thì Cơ quan sẽ thông báo bằng văn bản nêu rõ lý và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung và sửa đổi

Bước 4: Trong vòng 10 ngày thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và quyết định địa điểm kinh sau đó thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh

Bước 5: Khắc dấu cho chi nhánh công ty

Bước 6: Công bố thông tin doanh nghiệp

Bước 7: Thực hiện các thủ tục sau khi thành lập chi nhánh

thành lập chi nhánh công ty

Ưu điểm và nhược điểm của chi nhánh công ty

  • Ưu điểm

+ Thành lập chi nhánh sẽ giảm chi phí vận chuyển

+ Tăng lợi nhuận cho công ty 

+ Tăng chủ động trong tổ chúc hoạt động kinh doanh.

+ Chinh nhánh sẽ hoạt động giống như doanh nghiệp riêng.

+ Được quyền thay công ty ký kết kinh tế nhưng trong phạm vi ủy quyền của

công ty mẹ ).

+ Chi nhánh có quyền được thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

+ Có thể kê khai nộp thuế riêng như 1 đơn vị độc lập nếu đăng ký là chi nhánh độc lập.

  • Nhược điểm:

 +Thủ tục thành lập, đăng ký hoạt động phức tạp giống như một công ty mới 

+ Chi nhánh cũng phải đóng thuế

+ Do kê khai thuế độc lập cho chi nhánh nên khó quản lý chi phí, lỗ lãi và chứng từ

Các loại thuế khi thành lập chi nhánh

Thuế môn bài: Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu mà doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ đóng hàng năm dựa vào vốn điều lệ được ghi trên giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp

  • Chi nhánh hạch toán độc lập : Kê khai và nộp thuế tại cơ quan quản lý chi nhánh
  • Chi nhánh hạch toán phục thuộc:  Cùng tỉnh với trụ sở chính thì khai thuế tại cơ quan thuế trụ sở chính. Nếu khác tỉnh với trụ sở chính thì Khai thuế tại chi nhánh

Thuế giá trị tăng: là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

  • Điều kiện kê khai và nộp thuế tại chi nhánh

+ Chi nhánh khác tỉnh với trụ sở chính

+ Chi nhánh hạch toán độc lập

  • Điều kiện kê khai với nộp thuế tại trụ sở chính

+ Cùng tỉnh với trụ sở chính

+ Chi nhánh hạch toán phục thuộc

+ Không phát sinh doanh thu

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Là loại thuế thu nhập mà doanh nghiệp chịu thuế  thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác

  • Chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì không cần phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Chi nhánh hạch toán độc lập thì phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp chi nhánh.

Trên đây thủ tục thành lập chi nhánh công ty. Hy vọng có thể giải đáp được những thắc mắc của Quý bạn đọc. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn nào liên quan thu hồi nợ hoặc vấn đề khác có liên quan, vui lòng liên hệ với NT International Law Firm qua số điện thoại: 090.252.4567 hoặc email: info@congtyluatnt.vn để được hỗ trợ tư vấn.

Rate this post
Avatar photo

NT International Law Firm là công ty luật chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực: Tố tụng Hình sự và Dân sự; Pháp lý Doanh nghiệp – Thương mại và giải quyết tranh chấp, bao gồm nhưng không giới hạn ở Cấp giấy phép; Tư vấn Thừa kế, Hôn nhân gia đình,…

“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”

NT INTERNATIONAL LAW FIRM