Nghành luật là một nghề không bao giờ hết hấp dẫn. Sau khi hoàn thành khóa học luật ta sẽ có được nhiều sự lựa chọn như là luật sư, thẩm phán, chuyên viên pháp lý,…. Cũng có một số người sau khi họ tốt nghiệp sẽ mở được một văn phòng luật sư. Vậy điều kiện mở văn phòng luật sư là gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau đây của NT International Law Firm.

Văn phòng luật sư là gì?

 Hiện nay, vẫn chưa có quy định nào rõ ràng nhưng căn cứ vào Luật Luật sư 2006, thì ta có hiểu như sau

Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng vậy nên sẽ không có tư cách pháp nhân . Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng. Văn phòng luật sư cung ứng dịch vụ pháp lý theo hợp đồng pháp lý, đại diện tham gia tố tụng và ngoài tố tụng, tham gia hoạt động tư vấn pháp luật và một vài dịch vụ khác liên quan đến pháp lý

Phạm vi hành nghề của văn phòng luật sư

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật luật sư năm 2012 quy định Luật sư được hành nghề trong phạm vi cụ thể như sau:

  • Thực hiện tư vấn pháp luật.
  • Tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo , người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
  • Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
  • Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
  • Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật luật sư 2012.

điều kiện mở văn phòng luật sư

Điều kiện mở văn phòng luật sư

Để có thể mà thành lập văn phòng luật sư thì sẽ cần phải đáp ứng được những điều kiện sau đây:

  • Luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục theo hợp đồng cho tổ chức nghành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân
  • Phải có trụ sở làm việc
  • Luật sư đứng đầu (Trưởng văn phòng ) không được thành lập tổ chức hành nghề luật sư khác

Thủ tục mở văn phòng

Muốn mở văn phòng luật sư thì việc đầu tiên là cần nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi  văn phòng luật sư đặt trụ sở và hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hoạt.
  • Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư.
  • Bản sao Thẻ luật sư của Trưởng Văn phòng.
  • Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.
  • Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục (khi người thực hiện thủ tục không phải là Trưởng Văn phòng)

Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư; Nếu từ chối thì phải thông báo bằng văn bản

Lưu ý: Văn phòng luật sư phải theo sự điều chỉnh của luật luật sư, cơ quan chủ quản ở trung ương là Bộ tư pháp và địa phương là Phòng tư pháp. Mà không phải được thành lập theo quy định trong luật doanh nghiệp.

Những lưu ý khác

  • Văn phòng luật sư chỉ được thành lập dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân nên sẽ không thể phát hành bất kì chứng khoán nào.
  • Văn phòng luật sư có thể được chuyển đổi thành loại hình công ty TNHH hoặc công ty hợp danh
  • Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên. 
  • Văn phòng luật sư có con dấu, tài khoản theo quy định của pháp luật

Vừa rồi là những thông tin về điều kiệm mở văn phòng luật sư. Nếu bạn còn điều thắc mắc cần giải đáp thì hãy liên hệ ngay với NT International Law Firm để được giải đáp ngay nhé.

Rate this post

“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”

NT INTERNATIONAL LAW FIRM