Tòa án nhân dân thành phố Bắc Giang là Tòa án có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến những vấn đề pháp lý tại khu vực thành phố Bắc Giang. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người vẫn còn thắc mắc do không biết địa chỉ cũng như thẩm quyền của Tòa án này. Bài viết này của NT International Law Firm xin được cung cấp tới bạn thông tin về Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang và thẩm quyền giải quyết của Tòa án này với mong muốn giúp bạn tháo gỡ những vướng mắc về vấn đề pháp lý khi thực hiện tại đây.

Thông tin về Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang

 Địa chỉ Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang: Thôn An Phong, xã Tân Tiến, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

 Số điện thoại: 0204.3555.908 – 0988.131.945

 Email: bacgiang@toaan.gov.vn

–  Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang làm việc theo khung giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6  hàng tuần :

+ Giờ làm việc buổi sáng: Từ 8h00 đến 11h30

+ Giờ làm việc buổi chiều: Từ 13h30 đến 17h00

Nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang

– Nhân danh Nhà nước thực hiện xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các vụ việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng đưa ra bản án, quyết định về việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

– Bản án và quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng như cả nước tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.

– Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;

– Xem xét và đưa ra kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện Kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng cung cấp;

– Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

– Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm;

– Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

– Sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng

– Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực của pháp luật của Tòa án nhân dân cấp Quận, huyện và thị xã bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng

– Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

– Giải quyết những vụ việc khác theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền giải quyết các vụ án của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang

Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang trong Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015

– Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

+ Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

+ Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

+ Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

– Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo Điều 38 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 được quy định như sau:

– Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

+ Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

+ Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

– Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

+ Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

+ Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định hôn nhân và gia đình chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

– Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

+ Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

+ Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định kinh doanh, thương mại chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

– Tòa lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

+ Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

+ Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định lao động chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang trong Bộ Luật tố tụng hình sự 2015

Theo nội dung tại Khoản 2 Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh có nội dung như sau:

Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử sơ thẩm những vụ án:

– Vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

– Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài.

– Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành.

– Vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.

Ngoài ra, theo Khoản 2, Điều 269, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 còn quy định như sau:

Các bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có nội dung như sau: Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị. Tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 344 và Điều 345 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì Tòa án nhân dân tỉnh sẽ kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị. Quy định nêu trên là hoàn toàn hợp lý bởi vì Tòa án nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp dưới trực tiếp, vì vậy, mọi sai phạm trong tố tụng cần được Tòa án nhân dân tỉnh phát hiện và kháng nghị lên cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. 

Trên đây là những thông tin về tư vấn về Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang mà chúng tôi đã tìm hiểu và cung cấp cho bạn đọc. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn nào liên quan về thông tin cập nhật mới về Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang hoặc vấn đề khác có liên quan, vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 090.252.4567 hoặc email: info@congtyluatnt.vn để được tư vấn cụ thể. Xin chân thành cảm ơn!

Rate this post

“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”

NT INTERNATIONAL LAW FIRM