Mục lục bài viết
Trong kinh doanh, việc mua lại một công ty có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, như tăng cường thị phần, mở rộng khách hàng, đầu tư vào các ngành công nghiệp mới, và nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, quyết định mua lại một công ty là một quyết định lớn và cần được xem xét kỹ lưỡng vì bên cạnh những lợi ích nhất định vẫn tồn tại những rủi ro đi cùng. Để giúp người đọc có cái nhìn khác quan hơn về vấn đề “Có nên mua lại công ty không?”. Ở bài viết này NT INTERNATIONAL LAW FIRM sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về các câu hỏi xoay quanh về vấn đề có nên mua lại công ty không? Để từ đó biết và bảo vệ được tốt hơn quyền lợi của mình trong giao dịch đặt biệt này.
Mua lại công ty là gì?
“Mua lại công ty là gì?” là một loại hoạt động mua bán đối với hàng hóa đặc biệt là công ty. Hoạt động này, đã dần trở nên khá phổ biến xảy ra khi một công ty mua lại phần lớn hoặc tất cả cổ phần, tài sản của công ty khác và nắm giữ quyền kiểm soát công ty đó.
Theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Theo đó, doanh nghiệp tồn tại dưới các hình thức: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh và các loại hình doanh nghiệp khác
Theo khoản 4 Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018 quy định “Mua lại doanh nghiệp” là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
Mục đích của việc mua lại công ty
Việc mua lại công ty cũ thông thường người mua sẽ có những lợi ích như sau:
– Để kinh doanh mà không cần tốn thời gian thành lập và xây dựng công ty mới.
– Dựa trên uy tín có sẵn của công ty cũ để dễ dàng phát triển hơn như: thu hút đầu tư, khách hàng,…;
– Nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị trường;
– Để khai thác nguồn nhân tài trong công ty được mua;
– Để có được công ty tại vị trí đất của công ty được bán: có thể là vị trí đất, khả năng về kinh tế, quy hoạch sau này phù hợp với Nhà nước; dễ thu hút khách hàng tiềm năng; thu hút chủ đầu tư;
– Để được sở hữu thương hiệu của công ty trước đó đã sở hữu trên thị trường. Người tiêu dùng dễ nhận diện được thương hiệu đó và tin tưởng vào sản phẩm chất lượng.
– Để có sẵn doanh nghiệp, nhân viên, nhà máy sản xuất, nhà xưởng, đối tác, khách hàng,…đồng thời có thể sử dụng những nguồn vốn có sẵn;
– Có được những giấy tờ, sự cấp phép hợp pháp từ cơ quan nhà nước đã được cấp trước đó.
Có nên mua lại công ty hay không?
Mua lại công ty
- Ưu điểm:
– Có được những mục đích, thành tựu từ công ty cũ như: thương hiệu, cơ sở vật chất, mở rộng thị trường, đối tác, khách hàng, uy tín,… Đồng thời giảm được đối tượng cạnh tranh trên thị trường. Có được quy mô, chỗ đứng nhất định trên thị trường kinh tế.
– Có được vị trí địa lý, vốn, trụ sở kinh doanh, tên công ty, nhân viên từ công ty cũ.
– Có sẵn giấy tờ được cơ quan nhà nước cấp phép trước đó.
- Nhược điểm:
– Phải kế thừa tất cả quyền và nghĩa vụ của của Công ty cũ đối với bên thứ ba (công ty khác, chủ đầu tư, cổ đông, nhà nước, người lao động,..) bao gồm cả những khoản nợ trước đó, thuế, và có thể là những khoản tiền phạt do công ty cũ có vi phạm nghĩa vụ hoặc vi phạm pháp luật;
– Khó khăn trong việc quản lý, giải quyết mâu thuẫn nội bộ giữa người lao động với nhau; giữa người sử dụng lao động với người lao động; giữa các cổ đông với nhau,… ; Phải tiếp thu, thực hiện theo quy trình làm việc trước đó,..
– Thông thường chi phí mua lại công ty khá cao;
Thành lập công ty mới
- Ưu điểm:
– Được lựa chọn tên công ty, trụ sở, xác định số vốn điều lệ, nhân sự, hình thức cho công ty, loại ngành muốn kinh doanh,…;
– Được xây dựng quy trình làm việc theo mong muốn;
– Được thoải mái trong việc xác định chi phí, vốn thành lập công ty;
- Nhược điểm:
– Mất thời gian để xây dựng thương hiệu, uy tín, quy mô, cơ sở vật chất, khách hàng, đối tác,…;
– Mất thời gian đào tạo, tuyển dụng nhân viên, xây dựng chính sách, điều lệ công ty;
– Mất thời gian xin cấp phép, thủ tục thành lập công ty;
Nhìn chung, việc mua lại công ty cũ và thành lập công ty mới đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Vì vậy, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích của bạn hãy xem xét mức độ phù hợp của từng hình thức đầu tư.
Thủ tục mua lại công ty
Bước 1: Tìm hiểu về công ty muốn mua lại.
- Nhằm tránh những rủi ro không được phát hiện trong quá trình đàm phán mua công ty.
- Đánh giá đúng những rủi ro, cơ hội mà công ty mua lại có thể mang tới cho nhà đầu tư, để từ đó có những quyết định chính xác có nên mua lại công ty này không.
Bước 2: Đàm phán:
- Hai bên bán và mua sẽ cung cấp và trao đổi các thông tin, tình trạng cụ thể của công ty mua lại.
- Xác định giá trị của công ty cần mua lại.
- Thỏa thuận chi phí mua lại, chi phí phát sinh kỹ lưỡng, lập bằng văn bản những thỏa thuận liên quan chi tiết.
Bước 3: Ký kết hợp đồng:
- Hai bên tiến hành ký kết hợp đồng.
- Hoàn tất thủ tục “sang tên đổi chủ” từ công ty cũ sang nhà đầu tư mua công ty mới theo quy định của pháp luật.
- Tiến hành một số việc bàn giao hoạt động và tài sản công ty bị mua lại.
Bước 4: Hoàn tất thủ tục đăng ký
- Hoàn thành thủ tục đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan khác.
- Bàn giao tất cả những gì liên quan theo cam kết đã thỏa thuận trước đây.
Trên đây là những thông tin mà NT International Law Firm muốn gửi đến quý bạn đọc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề thành lập công ty, phá sản công ty hay vấn đề pháp lý nào khác, bạn đọc vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 090.252.4567 hoặc email: info@congtyluatnt.vn để được tư vấn cụ thể.
“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT
090.252.4567NT INTERNATIONAL LAW FIRM
- Email: info@congtyluatnt.vn – luatsu.toannguyen@gmail.com
- Phone: 090 252 4567
- Địa chỉ: B23 Khu Dân Cư Nam Long, Phú Thuận, Quận 7, TP.HCM