Mục lục bài viết
Hợp đồng mua bán đất đai bằng giấy viết tay vẫn có giá trí pháp lý nếu được công chứng và đảm bảo được các điều kiện theo quy định của pháp luật. Vậy cách viết giấy mua bán đất bằng tay như thế nào là chuẩn? Hãy cùng NT INTERNATIONAL LAW FIRM tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Giấy mua bán đất viết tay là gì?
Giấy mua bán đất viết tay có thể được hiểu đơn giản là giấy mua bán đất hay hợp đồng mua bán đất được thực hiện thông qua hình thức viết tay thay vì đánh máy. Nội dung trên giấy này chính là thỏa thuận của các bên tham gia việc chuyển quyền sử dụng đất từ bên bán cho bên mua. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, không có bất kỳ điều khoản nào quy định hợp đồng mua bán nhà đất bắt buộc phải đánh máy. Vì vậy, các bên tham gia có thể tự soạn hợp đồng mua bán đất bằng hình thức viết tay, tuy nhiên các điều khoản trên hợp đồng đều cần dựa vào các quy định của pháp luật.
Giấy mua bán đất viết tay có cần phải công chứng không?
Căn cứ vào điểm a và b tại Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất đều cần phải được công chứng hoặc chứng thực. Trường hợp ngoại lệ duy nhất không phải công chứng là 1 hoặc cả 2 bên tham gia ký kết hợp đồng là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản hợp pháp.
Giấy mua bán đất viết tay có giá trị pháp lý không?
Dựa theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 thì hợp đồng mua bán nhà đất dù viết tay hay đánh máy chỉ cần có công chứng, chứng thực từ cơ quan có thẩm quyền thì đều sẽ có hiệu lực pháp lý. Chỉ cần thực hiện đúng theo mẫu giấy mua bán đất hợp pháp thì hiệu lực pháp lý của mẫu giấy này sẽ được tính ngay từ khi ký kết thành công.
Trong 1 số trường hợp, theo Điều 129 Luật Dân sự 2015 thì bên mua cũng có quyền yêu cầu tòa án công nhận tính pháp lý của hợp đồng này. Với Điều kiện là bên mua đã thanh toán đầy đủ các khoản phí theo hợp đồng cho bên bán.
Cách viết giấy mua bán đất bằng tay
Hợp đồng mua bán đất có thể được viết tay, tuy nhiên cần phải đảm bảo đầy đủ các thông tin, nội dung như dưới đây:
Thông tin các bên tham gia hợp đồng gồm các yếu tố:
- Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức hay tên người đại diện theo pháp luật của tổ chức.
- CMND/CCCD hoặc mã số thuế, địa chỉ, số tài khoản ngân hàng của các bên tham gia.
Chi tiết về mảnh đất tiến hành mua bán: Trong điều khoản này, các bên tham gia phải ghi rõ thông tin gắn liền với đất cho mua bán đất như: Địa chỉ, diện tích, loại đất, tình trạng đất, mục đích sử dụng đất,…
Giá tiền bán đất, thời hạn và hình thức thanh toán tiền mua bán đất: 2 bên thỏa thuận với nhau về giá tiền mua bán đất, thời gian thanh toán (1 lần cho toàn bộ số tiền mua bán hoặc trả tiền mua bán đất theo hàng năm), thời gian thanh toán (cần ghi rõ ngày tháng năm), hình thức thanh toán (tiền mặt hay chuyển khoản),…
Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia: Quyền và nghĩa vụ của các bên tự thỏa thuận với nhau theo quy định của pháp luật Đất đai, pháp luật Dân sự và không trái với pháp luật khác có liên quan.
Thời điểm hợp đồng có hiệu lực: Các bên ghi rõ ngày, tháng, năm.
Các thỏa thuận khác: Các bên tham gia có thể thỏa thuận thêm các điều khoản khác liên quan tuy nhiên không được trái với pháp luật như:
- Thỏa thuận những trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng;
- Thỏa thuận về các tài sản gắn liền với đất mua bán đất;
- Thỏa thuận về thời điểm chấm dứt hợp đồng và điều kiện chấm dứt hợp đồng;
- Thỏa thuận về cách giải quyết tranh chấp: Ghi nhận rõ cơ quan giải quyết và hình thức giải quyết tranh chấp;
- Thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng: Ghi rõ mức phạt vi phạm nhưng cần lưu ý mức phạt vi phạm hợp đồng mua bán đất không được vượt quá 8% tổng giá trị của hợp đồng;
- Thỏa thuận về sửa đổi, bổ sung và điều khoản thi hành hợp động.
Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán đất
- Chủ thể bán phải là chủ sử dụng mảnh đất và có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Lưu ý về nhóm người sử dụng mảnh đất tham gia ký hợp đồng: Tất cả các thành viên trong nhóm đều phải ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật Dân sự. Đây là quy định cực kỳ quan trọng nhằm bảo đảm Hợp đồng có hiệu lực nhưng ít được chú ý tới.
- Nếu chủ thể tham gia hợp đồng là tổ chức thì người ký hợp đồng phải là người đại diện theo pháp luật của tổ chức. Nhiều trường hợp trên thực tế xác định sai người đại diện theo pháp luật mà dẫn tới hợp đồng vô hiệu.
Trên đây là bài viết của NT INTERNATIONAL LAW FIRM về cách viết giấy mua bán đất bằng tay, hy vọng các bạn có thể áp dụng khi cần trong quá trình mua bán đất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề đất đai, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng!
Xem Thêm:
“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT
090.252.4567NT INTERNATIONAL LAW FIRM
- Email: info@congtyluatnt.vn – luatsu.toannguyen@gmail.com
- Phone: 090 252 4567
- Địa chỉ: B23 Khu Dân Cư Nam Long, Phú Thuận, Quận 7, TP.HCM