Phá sản doanh nghiệp là gì? Quyết định mở và không mở thủ tục phá sản ảnh hưởng thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp? Phá sản và giải thể có gì khác nhau? Hãy cùng NT INTERNATIONAL LAW FIRM tìm hiểu qua bài viết sau đây!

Phá sản doanh nghiệp là gì?

Theo như từ điển tiếng Việt thì phá sản được định nghĩa là tình trạng mà một công ti, doanh nghiệp bị thua lỗ, hoặc gặp khó khăn về tài chính, hoặc khi thanh lí, công ty đó không đủ khả năng thanh toán những khoản nợ đến hạn.

Căn cứ theo Điều 4 Luật Phá sản 2014, khái niệm phá sản được định nghĩa như sau:

Phá sản là tình trạng mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân đưa ra quyết định tuyên bố phá sản.

Doanh nghiệp và hợp tác xã được coi là mất khả năng thanh toán khi họ không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn là 3 tháng, tính từ ngày đến hạn thanh toán.

“Mất khả năng thanh toán” có thể  được hiểu theo nhiều trường hợp. Chẳng hạn như doanh nghiệp không còn tài sản gì, doanh nghiệp lâm vào tình trạng tài chính tuyệt vọng,… Như vậy có thể hiểu phá sản là tình trạng  mà doanh nghiệp đã đi mất khả năng thanh toán. Và cơ quan Nhà nước ra quyết định tuyên bố phá sản, chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp không thể tự mình tuyên bố phá sản. Doanh nghiệp phải làm thủ tục phá sản để Tòa án có thẩm quyền ra quyết định. Thì mới được coi là phá sản.

Trong tiếng Anh, phá sản là “Bankruptcy“

phá sản doanh nghiệp là gì

Là tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị đưa ra quyết định tuyên bố phá sản.

Đối tượng có quyền mở thủ tục phá sản

Theo quy định tại khoản 1, 2, 5, 6 Điều 5 Luật Phá sản 2014 thì các đối tượng sau có quyền mở thủ tục phá sản:

– Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần 

– Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở 

– Cổ đông hay nhóm cổ đông sở hữu từ 20% cổ phần phổ thông trở lên. Và cổ đông hay nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất là 06 tháng

– Thành viên của hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, thành viên của liên hiệp hợp tác xã

Đối tượng có nghĩa vụ mở thủ tục phá sản

Sau đây là những đối tượng có nghĩa vụ mở thủ tục phá sản theo như khoản 3, 4 Điều 5 của Luật Phá sản 2014:

– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hay hợp tác xã 

– Chủ của doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.

– Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty TNHH từ hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Xem thêm: Công Ty TNHH Là Gì? Ưu Điểm, Khuyết Điểm, Cách Làm Hồ Sơ Đăng Ký

Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

Trừ những trường hợp được quy định theo Điều 105 theo như thủ tục rút gọn. Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản trong thời hạn là 30 ngày. Tính từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Quyết định mở thủ tục phá sản

– Theo khoản 2, 3 Điều 42 Luật Phá sản 2014, thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản sau khi doanh nghiệp hoặc hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

– Trong trường hợp cần thiết, trước khi quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Đó là chủ doanh nghiệp (đại diện hợp pháp của doanh nghiệp) hay hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản. Các cá nhân, tổ chức có liên quan, để xem xét và kiểm tra các căn cứ chứng minh việc doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

phá sản doanh nghiệp là gì

Không mở thủ tục phá sản

– Tòa án nhân dân quyết định không mở thủ tục phá sản nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không bị mất khả năng thanh toán

Trong trường hợp này thì người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được trả lại tiền tạm ứng chi phí phá sản. Yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thực hiện nghĩa vụ về tài sản đã bị tạm đình chỉ.

Hoạt động bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản

Theo khoản 1 Điều 48 Luật Phá sản 2014, các hoạt động bị cấm như sau:

– Cất giấu, tẩu tán hay tặng cho tài sản;

– Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm.

– Từ bỏ quyền đòi nợ;

– Chuyển đổi khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm. Hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp hay hợp tác xã.

Có thể bạn quan tâm: Thu Hồi Nợ Là Gì? Tìm Hiểu Những Quy Định Mới Về Thu Hồi Nợ

So sánh giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp:

Điểm giống nhau

– Cả hai thủ tục trên đều dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp bị giải thể hay phá sản đều bị thu hồi con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Các doanh nghiệp bị giải thể hay phá sản đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản.

phá sản doanh nghiệp là gì

Giải thể và phá sản đều dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp.

Điểm khác nhau

– Giải thể doanh nghiệp là thủ tục hành chính

– Phá sản doanh nghiệp là thủ tục tư pháp

– Lý do giải thể không đồng nhất những các loại hình doanh nghiệp khác nhau, lý do giải thể rộng hơn lý do phá sản.

– Những trường hợp giải thể của mỗi loại hình doanh nghiệp được pháp luật quy định sẽ không giống nhau. Nó còn phụ thuộc vào vị trí, vai trò, ảnh hưởng của doanh nghiệp đó.

– Giải thể tự nguyện là chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp theo ý chí của chủ sở hữu doanh nghiệp. Đó là đã khi kết thúc thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ doanh nghiệp. Hay giải thể doanh nghiệp khi đã hoàn thành mục tiêu, xét thấy mục tiêu đề ra không thể đạt được.

– Giải thể bắt buộc là chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp theo ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi doanh nghiệp có sự vi phạm pháp luật trong quá trình thành lập và hoạt động. Hoặc khi doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Lý do phá sản do nguyên nhân duy nhất đó là mất khả năng thanh toán nợ khi đến hạn khi chủ nợ yêu cầu.

– Do là thủ tục hành chính, chủ doanh nghiệp tự mình quyết định việc giải thể doanh nghiệp. Với giải thể bắt buộc, chủ doanh nghiệp buộc phải quyết định giải thể doanh nghiệp trên quyết định đình chỉ hoạt động và bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Phá sản là thủ tục tư pháp, cơ quan nhà nước duy nhất có thẩm quyền tiến hành là Tòa án.

– Với giải thể doanh nghiệp, việc phân chia tài sản phải tiến hành trước khi giải thể.

– Với phá sản doanh nghiệp, việc phân chia giá trị tài sản là khâu cuối của quá trình.

– Giải thể dẫn đến việc chấm dứt hoạt động, xóa tên doanh nghiệp, hợp tác xã.

– Trong khi khi thủ tục phá sản đã được mở, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng bị tuyên bố phá sản. Nếu doanh nghiệp khôi phục tốt thì vẫn có thể tiếp tục hoạt động.

– Đối với việc giải thể, pháp luật không có hạn chế gì.

– Đối với việc phá sản, pháp luật có quy định hạn chế trong một số trường hợp với người quản lý, điều hành cơ sở kinh doanh bị phá sản.

Trên đây là những thông tin về khái niệm phá sản doanh nghiệp. Hy vọng NT INTERNATIONAL LAW FIRM đã cung cấp những thông tin hữu ích và giúp bạn hiểu rõ phá sản doanh nghiệp là gì. Phá sản là điều không doanh nghiệp nào mong muốn, nhưng đôi khi có những tình huống bất khả kháng khiến doanh nghiệp phải phá sản. 

Nếu quý khách hàng có bất kỳ vấn đề pháp lý trong quá trình vận hành, thành lập doanh nghiệp. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết!

Rate this post

“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”

NT INTERNATIONAL LAW FIRM