Mục lục bài viết
- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì?
- Hành vi nào được xem là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?
- Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
- Hành vi xâm phạm quyền tác giả (Điều 28)
- Hành vi xâm phạm quyền liên quan đến quyền tác giả (Điều 35)
- Hành vi xâm phạm đến quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí (Điều 126)
- Hành vi xâm phạm đối với bí mật kinh doanh (Điều 127)
- Hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu (Khoản 1 Điều 129)
- Hành vi xâm phạm đối với tên thương mại (Khoản 2 Điều 129)
- Hành vi xâm phạm đối với chỉ dẫn địa lý (Khoản 3 Điều 129)
- Những lưu ý về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể làm giảm giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ, gây tổn hại đến sự cạnh tranh và khiến người sáng tạo bị mất đi những lợi ích kinh tế và danh tiếng xứng đáng. Trong bài viết này, NT INTERNATIONAL LAW FIRM sẽ cung cấp cho các bạn đọc về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì, các hình thức xâm phạm phổ biến và hậu quả của việc xâm phạm này đối với cả người sáng tạo và xã hội nói chung.
Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Có thể hiểu, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là hành vi vi phạm các quyền được bảo vệ bởi pháp luật đối với các sản phẩm hay dịch vụ được tạo ra từ sự sáng tạo, tư duy và đóng góp của con người. Các quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu thương hiệu, quyền sở hữu bằng sáng chế và quyền sở hữu bí mật kinh doanh.
Việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như sao chép, phân phối, sử dụng hoặc bán các sản phẩm hoặc dịch vụ mà không có sự cho phép của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Việc này có thể làm giảm giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ, gây tổn hại đến sự cạnh tranh, khiến người sáng tạo bị mất đi những lợi ích kinh tế và danh tiếng xứng đáng.
Hành vi nào được xem là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?
Để một hành vi bị xem là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì cần có đủ 4 yếu tố. Bao gồm:
- Thứ nhất, đối tượng bị xem xét là thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 105/2006 thì căn cứ xác định đối tượng bảo hộ đươc xác định bằng cách sau:
“2. Đối với các loại quyền sở hữu trí tuệ đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, đối tượng được bảo hộ được xác định theo giấy chứng nhận đăng ký, văn bằng bảo hộ và các tài liệu kèm theo giấy chứng nhận đăng ký, văn bằng bảo hộ đó.
- Đối với quyền tác giả, quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng không đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì các quyền này được xác định trên cơ sở bản gốc tác phẩm, bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và các tài liệu liên quan (nếu có).
Trong trường hợp bản gốc tác phẩm, bản định hình đầu tiên của cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và các tài liệu liên quan không còn tồn tại, quyền tác giả, quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng được xem là có thực trên cơ sở các thông tin về tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng và về đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan tương ứng, được thể hiện thông thường trên các bản sao được công bố hợp pháp.
- Đối với tên thương mại, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở quá trình sử dụng, lĩnh vực và lãnh thổ sử dụng tên thương mại đó.
- Đối với bí mật kinh doanh, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở các tài liệu thể hiện nội dung, bản chất của bí mật kinh doanh và thuyết minh, mô tả về biện pháp bảo mật tương ứng.
- Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ thể hiện sự nổi tiếng của nhãn hiệu theo các tiêu chí quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ.”
- Thứ hai, có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Các yếu tố xâm phạm ở đây được xác định theo tùy trường hợp quy định từ Điều 7 đến Điều 14 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP.
Xét ví dụ như đối với trường hợp xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế tại Điều 8 Nghị định này, việc sản xuất sản phẩm nhưng trùng quy trình với sản phẩm có quy trình trùng với sản phẩm có quy trình thuộc phạm vi bảo hộ bằng sáng chế thì được xem là đối tượng xem xét là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Thứ ba, về yếu tố chủ thể.
Ở đây, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc không có thẩm quyền cho phép tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, Điều 145, Điều 190, Điều 195 Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 36/2009/QH12 và Luật số 42/2019/QH14 và Luật số 07/2022/QH15.
- Thứ tư, về hành vi xem xét.
Để được xem là hành vi xem xét là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì hành vi này phải thực hiện ở Việt Nam. Việc này là phù hợp với nguyên tắc lãnh thổ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Nếu hành vi vi phạm xảy ra tại nước khác thì sẽ không áp dụng pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ để xem xét được.
Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Các hành vi xâm phạm quyền sở tác giả được Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 và năm 2019 như sau:
Hành vi xâm phạm quyền tác giả (Điều 28)
“1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
- Mạo danh tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
- Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
- Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
- Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
- Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.”
Hành vi xâm phạm quyền liên quan đến quyền tác giả (Điều 35)
“1. Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
- Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
- Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
- Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
- Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
- Dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
- Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình.
- Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó giải mã trái phép một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
- Cố ý thu hoặc tiếp tục phân phối một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa khi tín hiệu đã được giải mã mà không được phép của người phân phối hợp pháp.”
Hành vi xâm phạm đến quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí (Điều 126)
“1. Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
2. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật này.”
Hành vi xâm phạm đối với bí mật kinh doanh (Điều 127)
“1. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;
d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;
đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;
e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật này.
2. Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng bí mật kinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh.”
Hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu (Khoản 1 Điều 129)
“1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.”
Hành vi xâm phạm đối với tên thương mại (Khoản 2 Điều 129)
- Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.
Hành vi xâm phạm đối với chỉ dẫn địa lý (Khoản 3 Điều 129)
“3. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ:
a) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, những sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
b) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;
c) Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
d) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hóa hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.”
Những lưu ý về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
- Tìm hiểu về các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình và đăng ký bảo hộ nếu cần thiết.
- Cẩn thận trong việc sử dụng, sao chép, phân phối, bán hoặc tiết lộ thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ để tranh bị vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ.
- Chỉ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ khi có sự cho phép của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ.
- Luôn luôn đảm bảo rằng những thông tin liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ được bảo mật và không bị rò rỉ.
- Nếu phát hiện có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ, bạn đọc có thể liên hệ văn phòng luật sư chúng tôi để có những biện pháp phù hợp để xử lý vấn đề.
Việc tuân thủ các quy định liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ là rất quan trọng để đảm bảo rằng sự sáng tạo và đóng góp của con người được bảo vệ và khuyến khích, đồng thời đảm bảo sự công bằng và cạnh tranh trong kinh doanh. Hơn nữa, việc vi phạm các nguyên tắc về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có thể dẫn đến nhiều hệ lụy xấu hơn sau này.
Trên đây là toàn bộ nội dung chúng tôi cung cấp để khách hàng tham khảo về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên. còn nhiều vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ như vấn đề đăng ký bảo hộ, khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình. Trường hợp bạn đọc còn nhiều câu hỏi thắc mắc có đến sở hữu trí tuệ và các vấn đề liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ với NT International Law Firm qua số điện thoại: 090.252.4567 hoặc email: info@congtyluatnt.vn để được tư vấn cụ thể.
“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT
090.252.4567NT INTERNATIONAL LAW FIRM
- Email: info@congtyluatnt.vn – luatsu.toannguyen@gmail.com
- Phone: 090 252 4567
- Địa chỉ: B23 Khu Dân Cư Nam Long, Phú Thuận, Quận 7, TP.HCM