Mục lục bài viết
Nếu như Toà án là cơ quan xét xử của nước ta, thực hiện quyền tư pháp thì Viện Kiểm sát là cơ quan thực hành quyền công tố. Trong thời gian qua, Viện Kiểm sát đã phát huy vai trò tích cực của mình trong việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Trong đó, điển hình là Viện kiểm sát nhân dân quận 7. Vậy Viện Kiểm sát nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh có chức năng, nhiệm vụ như thế nào? Cơ cấu tổ chức ra sao? Hãy cùng NT International Law tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
Viện kiểm sát nhân dân quận 7 có chức năng gì?
Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân nói chung và Viện kiểm sát nhân dân quận 7 nói riêng được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 107 Hiến pháp năm 2013 và cụ thể hoá tại Điều 2 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2014.
“Điều 107.
- Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.”
“Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân
- Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Theo đó có thể rút ra, Viện kiểm sát sẽ có 2 chức năng, đó là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
- Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân được hiểu là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân khi sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong các giai đoạn khởi tổ, điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự.
- Còn chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát để kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng khác, tổ chức, cá nhân trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ở các lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, kinh doanh, thương mại, lao động nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và áp dụng thống nhất.
Việc thực hành quyền công tố được thể hiện ở các giai đoạn:
- Giai đoạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can;
- Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự;
- Trong giai đoạn truy tố bị can;
- Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự.
Nội dung chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp được tiến hành trong tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự, trong việc giải quyết các vụ án ở các lĩnh vực khác, gồm các hoạt động cụ thể:
- Kiểm sát việc khởi tố các vụ án hình sự;
- Kiểm sát hoạt động điều tra;
- Kiểm sát việc xét xử các vụ án hình sự;
- Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định pháp luật;
- Kiểm sát việc thi hành án;
- Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù;
Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện chức năng của Viện kiểm sát nhân dân quận 7
Tình hình kinh tế, chính trị
Trong thời đại ngày nay, sự leo thang của tình hình tội phạm cũng như các tệ nạn xã hội đang là những vấn đề phức tạp và bức xúc đòi hỏi sự quan tâm của tất cả mọi người. Sự phát triển ngày càng đi lên của nền kinh tế cũng như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước một mặt góp phần nâng cao mức sống của con người, mặt khác kéo theo nó là hàng loạt các vấn đề xã hội nóng bỏng, những tác động xấu tới đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nhân dân.
Trong vòng xoáy phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường thì sự tác động của nó tới đời sống người dân là một vấn đề rất được quan tâm. Bởi nó đem theo sự phát triển một cách nhanh chóng các tệ nạn xã hội cũng như sự gia tăng đáng kinh ngạc của tình hình tội phạm.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển nhanh chóng, sôi động của kinh tế mang lại sự thay đổi, nâng cao điều kiện sống cho nhân dân, nhưng cũng đặt ra những vấn đề xã hội cần giải quyết. Đó là sự phân hóa giàu nghèo diễn ra ngày càng sâu sắc, đó là sự gia tăng tệ nạn xã hội.
Bên cạnh đó, tình trạng thực hiện chính sách xã hội, chính sách kinh tế, giáo dục… chưa thực sự công bằng, khách quan nên việc người dân bức xúc khiếu kiện, khiếu nại kéo dài vẫn còn nhiều, khiến cho nhân dân ngày càng mất niềm tin vào chế độ, thế lực thù địch trong và ngoài luôn rình rập, chống phá, kích động.
Tình hình tội phạm
Thực tế trong những năm qua cho thấy, số lượng, tính chất, mức độ, hậu quả của tội phạm gia tăng không chỉ phản ánh sự xuống cấp, băng hoại của đạo đức xã hội mà còn trở thành nỗi quan ngại, thách thức các cơ quan tư pháp. Tinh chất nguy hiểm của tội phạm không chỉ gây ra tổn thất to lớn về kinh tế cho xã hội mà còn là nguy cơ hủy hoại đạo đức xã hội, hủy hoại nguồn lực thiết yếu của xã hội (thế hệ thanh niên) nếu không kịp thời có quyết sách, tổ chức, lực lượng cần thiết, mạnh mẽ để đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm.
Do đó, nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm là trọng trách đối với toàn bộ hệ thống cơ quan tư pháp. Với vị trí, vai trò của Viện kiểm sát trong công cuộc đấu tranh chống tội phạm thì vấn đề thực hiện có hiệu quả chức năng công tố, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm hình sự là điều cần thiết. Để Viện kiểm sát có thể tập trung làm tốt chức năng công tố,
Hệ thống tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân và đội ngũ cán bộ kiểm sát
Lực lượng đội ngũ cán bộ kiểm sát (về năng lực, trình độ, về số lượng…), quy mô tổ chức bộ máy ngành kiểm sát, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật….còn hạn chế, bất cập. Trong khi Viện kiểm sát đang phải thực hiện nhiều trọng trách trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội thì với điều kiện hiện có, việc thực hiện tốt tất cả những chức năng, nhiệm vụ được giao thực sự là khó khăn đối với Viện kiểm sát.
Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất của ngành còn thiếu, chính sách đãi ngộ và tiền lương cho cán bộ, Viện kiểm sát chưa thỏa đáng; đời sống còn gặp nhiều khó khăn nhưng chưa được tháo gỡ và giải quyết ở tầm vĩ mô cũng là một nguyên nhân khiến nhiều người thiếu an tâm công tác, không yêu nghề, không tập trung và đầu tư đúng mức cho công tác chuyên môn nghiệp vụ, một số bị sa ngã trước những cám dỗ vật chất, thậm chí vi phạm pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân quận 7
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện bao gồm một số thành viên, bao gồm Viện trưởng, các phó viện trưởng, kiểm sát viên, kiểm tra viên, công chức và nhân viên lao động khác.
Viện trưởng của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện được bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức bởi Viện trưởng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viện trưởng có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch công tác. Đồng thời có thẩm quyền quyết định các vấn đề công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
Ngoài ra, Viện trưởng cũng phải thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Viện trưởng chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Viện trưởng của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, báo cáo về công tác thực hiện quyền công tố và kiểm sát xét xử với Viện trưởng của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao khi có yêu cầu, và báo cáo công tác trước Hội đồng Nhân dân địa phương.
Địa chỉ của Viện kiểm sát nhân dân quận 7
Viện kiểm sát nhân dân quận 7 có vị trí tại: 1362 Huỳnh Tấn Phát, phường Phú Mỹ, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
Thông tin liên hệ của Viện kiểm sát nhân dân quận 7
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào cần liên hệ với Viện kiểm sát nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, hãy liên hệ ngay tới số điện thoại: 0837851558 nhé.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về Viện kiểm sát nhân dân quận 7 để quý bạn đọc tham khảo. Qua bài viết giúp bạn hiểu rõ về chức năng của Viện kiểm sát nhân dân quận 7 cũng như các thông tin liên hệ cơ bản. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên, hãy liên hệ với NT International Law hoặc qua hotline 090.252.4567 để được hỗ trợ nhé.
“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT
090.252.4567NT INTERNATIONAL LAW FIRM
- Email: info@congtyluatnt.vn – luatsu.toannguyen@gmail.com
- Phone: 090 252 4567
- Địa chỉ: B23 Khu Dân Cư Nam Long, Phú Thuận, Quận 7, TP.HCM