Bạn là viên chức nhà nước muốn thành lập công ty riêng để kinh doanh? Vậy viên chức có được thành lập doanh nghiệp không? NT International Law Firm sẽ giải đáp ngay trong bài viết sau đây.

Viên chức là gì?

Theo điều 2 Luật viên chức 2010 thì có quy định Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Ví dụ như là: giảng viên đại học, bác sĩ bệnh viện.

Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Căn cứ vào điểm b khoản 2 điều 17 Luật doanh nghiệp 2020:

  1. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
  2. b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

Từ đây quy định này ta có biết được rằng là viên chức sẽ không có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Viên chức chỉ có quyền góp vốn và mua cổ phần của công ty cổ phần, công ty TNHH, nhưng không được tham gia quản lý, điều hành công ty.

  • Điều kiện để Viên chức có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
  • Không tham gia quản lý, điều hành công ty 
  • Nếu bản thân là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước thì không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để người trong gia đình kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

Nguyên nhân viên chức là đối tượng không được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam bởi có hai vấn đề sau:

– Viên chức cũng như công chức, cán bộ là người quản lý hoặc trực tiếp làm công việc liên quan đến các ngành nghề, lĩnh vực nhất định. Do đó, việc quy định không cho viên chức thành lập doanh nghiệp sẽ ngăn chặn tình trạng tham nhũng xảy ra.

– Nếu viên chức vừa làm người quản lý, làm việc trực tiếp vừa là người kinh doanh sẽ dễ lợi dụng quyền lực và thậm chí sẽ biến doanh nghiệp đó công cụ của viên chức để thu lợi bất chính cho bản thân

Những việc viên chức không được làm 

  • Căn cứ tại điều 19 của Luật viên chức 2010 thì sau là những điều viên chức không được làm
  • Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công
  • Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.
  • Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức
  • Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
  • Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
  • Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng 2018Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về viên chức có được thành lập doanh nghiệp không bởi NT International Law Firm. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hay thắc mắc nào liên hướng dẫn đăng ký khai sinh trực tuyến hoặc vấn đề khác có liên quan, vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 090.252.4567 hoặc email: info@congtyluatnt.vn để được hỗ trợ tư vấn.

Rate this post

“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”

NT INTERNATIONAL LAW FIRM