Hiện nay, các tổ chức, công ty tài chính ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia. Trong bài viết này, hãy cùng NT International Law Firm tìm hiểu về điều kiện, hồ sơ và thủ tục thành lập công ty tài chính theo đúng quy định pháp luật.

Công ty tài chính là gì?

Điều 4 của Luật Các Tổ Chức Tín Dụng năm 2010 được sửa đổi và bổ sung vào năm 2017 quy định như sau: Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là một loại hình tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật, ngoại trừ các hoạt động liên quan đến việc nhận tiền gửi từ cá nhân và cung cấp các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm các thực thể như công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và những tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

Nói cách khác, công ty tài chính được hiểu là một dạng của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, được thành lập và hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thực hiện một số hoạt động ngân hàng (trừ việc tiếp nhận tiền gửi từ cá nhân và cung cấp các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng).

Thành lập công ty tài chính

Thành lập công ty tài chính

Các loại hình công ty tài chính 

Dưới đây là các loại hình công ty tài chính hiện nay:

  • Công ty Tài chính Nhà Nước: Được thành lập và quản lý hoạt động kinh doanh bởi Nhà Nước với vốn đầu tư từ ngân sách Nhà Nước.
  • Công ty Tài chính cổ phần: Được thành lập bởi tổ chức, cá nhân đóng góp vốn và được quản lý bởi các cổ đông. 
  • Công ty Tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng: Được tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình và có tư cách pháp nhân độc lập theo quy định của pháp luật. 
  • Công ty Tài chính liên doanh: Được thành lập thông qua việc góp vốn từ bên Việt Nam và bên nước ngoài theo hợp đồng liên doanh.
  • Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài: Được thành lập bằng vốn từ một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều kiện thành lập công ty tài chính

Dưới đây là các điều kiện thành lập công ty tài chính mà bạn cần phải tuân theo:

Điều kiện về chủ sở hữu

Trường hợp cổ đông là cá nhân:

  • Phải có quốc tịch Việt Nam và đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
  • Không được nằm trong danh sách đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trường hợp cổ đông là tổ chức:

  • Tổ chức phải được thành lập theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Kết quả kinh doanh có lãi trong 03 năm liên tục trước khi tiến hành nộp hồ sơ xin giấy phép.
  • Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và bảo hiểm xã hội theo đúng quy định đến ngày nộp hồ sơ.

Chủ sở hữu của công ty tài chính không được thuộc vào danh sách các đối tượng bị Nhà nước cấm thành lập hoặc tham gia doanh nghiệp tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020, bao gồm:

  • Cơ quan Nhà nước và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân dùng tài sản Nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh để thu lợi riêng cho mình.
  • Cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước.
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp; công nhân, viên chức quốc phòng hoạt động trong các cơ quan thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; công nhân công an làm việc trong các cơ quan thuộc Công an nhân dân Việt Nam (trừ những đối tượng được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp Nhà nước). 
  • Người bị mất năng lực kiểm soát hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người gặp khó khăn trong việc nhận thức và làm chủ hành vi, người chưa thành niên.
  • Các tổ chức không có tư cách pháp nhân.
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt tù, bị tạm giam, người đang phải chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, người đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm các công việc nhất định, và các trường hợp cụ thể được quy định trong Luật Phá sản và Luật Phòng, chống tham nhũng.
  • Tổ chức là pháp nhân thương mại đang bị cấm kinh doanh hoặc hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Điều kiện thành lập công ty tài chính

Điều kiện thành lập công ty tài chính

Điều kiện về vốn thành lập công ty tài chính

Các điều kiện về vốn cần được tuân theo khi thành lập công ty tài chính bao gồm:

  • Doanh nghiệp phải có đủ vốn tối thiểu theo quy định của Chính phủ tại từng thời kỳ. Đối với các doanh nghiệp, mức vốn tối thiểu là 500 tỷ đồng. Tập đoàn kinh tế cần phải có vốn tối thiểu là 1000 tỷ đồng và phải cam kết hỗ trợ công ty tài chính.
  • Trước khi thành lập công ty tài chính, doanh nghiệp phải có kết quả kinh doanh có lãi trong năm liền trước năm thành lập công ty tài chính.
  • Số vốn góp vào công ty tài chính phải trừ đi các khoản chênh lệch từ các khoản nợ và các dự án đầu tư.

Điều kiện về ngành nghề thành lập công ty tài chính

Theo quy định tại Điều 108 Luật về Các Tổ chức Tín dụng, công ty tài chính cần tuân thủ các điều kiện sau đây để thực hiện các hoạt động ngân hàng:

  • Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính phải được ghi cụ thể trong Giấy phép thành lập và do Ngân hàng Nhà nước cấp (viết tắt là Giấy phép).
  • Công ty tài chính phải có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực chuyên môn; cơ sở vật chất, phương tiện, công nghệ, thiết bị và các quy định nội bộ tuân theo quy định nội bộ của pháp luật để thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng được ghi trong Giấy phép.
  • Công ty tài chính cần có đội ngũ cán bộ có đủ trình độ và năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, công nghệ, phương tiện, thiết bị và các quy định nội bộ cụ thể về quản lý ngoại hối.
  • Công ty tài chính phải đáp ứng đầy đủ tất cả điều kiện nghiệp vụ liên quan đối với hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Điều kiện về ngành nghề thành lập công ty tài chính

Điều kiện về ngành nghề thành lập công ty tài chính

Hồ sơ thành lập công ty tài chính 

Hồ sơ để thành lập công ty tài chính bao gồm các tài liệu sau:

  • Đơn xin cấp Giấy phép theo mẫu quy định.
  • Dự thảo Điều lệ và phương án hoạt động: Bao gồm chi tiết về nội dung, phương thức hoạt động, địa bàn hoạt động và lợi ích mang lại cho nền kinh tế. Đặc biệt, cần xác định kế hoạch hoạt động cụ thể trong vòng 3 năm đầu.
  • Danh sách và lý lịch các văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của các thành viên sáng lập, thành viên Ban kiểm soát, thành viên Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc (Giám đốc) của công ty tài chính. 
  • Phương án góp vốn điều lệ cùng với danh sách và cam kết về mức góp vốn điều lệ từ các bên tham gia góp vốn.
  • Thông tin về tình hình tài chính và các thông tin liên quan về các cổ đông lớn của công ty tài chính.

Thủ tục thành lập công ty tài chính

Dưới đây là các bước thành lập công ty tài chính:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn được nêu ở phần trước.

Bước 2: Nộp hồ sơ

  • Sau khi hoàn thành hồ sơ, doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Thời gian chờ để nhận giấy phép đăng ký doanh nghiệp thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày làm việc.
  • Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản và cung cấp lý do.

Bước 3: Nhận kết quả

  • Sau khoảng thời gian 3-5 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ nhận được kết quả về việc thành lập công ty tài chính.
Thủ tục thành lập công ty tài chính

Thủ tục thành lập công ty tài chính

Các công việc cần phải làm sau khi thành lập công ty tài chính

Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tài chính cần công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử Quốc gia và đóng lệ phí.

Xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh lĩnh vực đầu tư tài chính

Để bắt đầu hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện và làm thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh lĩnh vực đầu tư tài chính theo quy định của pháp luật.

Đặt khắc con dấu và công bố mẫu dấu 

Doanh nghiệp có thể tự mình hoặc ủy quyền khắc dấu và công bố mẫu dấu công ty cho Sở Kế hoạch và Đầu tư. Mẫu dấu bắt buộc phải thể hiện tên và mã số doanh nghiệp.

Các công việc cần phải làm sau khi thành lập công ty tài chính

Các công việc cần phải làm sau khi thành lập công ty tài chính

Đăng ký mở tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số

Chủ công ty tài chính hoặc người đại diện pháp luật cần tiến hành mở tài khoản giao dịch cho công ty và đăng ký mua chữ ký số để đóng thuế online. Ngoài ra, cần yêu cầu ngân hàng cài đặt chức năng đóng thuế cho tài khoản của công ty để kế toán công ty có thể tiến hành đóng thuế  một cách thuận lợi.

Phát hành hóa đơn và treo bảng hiệu công ty 

Công ty cần thực hiện phát hành hóa đơn theo quy định hoặc mua hóa đơn từ cơ quan thuế. Đồng thời, cần làm bảng hiệu và treo bảng hiệu công ty tài chính để quản lý thuận tiện. Bảng hiệu cần phải có đầy đủ tên, địa chỉ, thông tin doanh nghiệp.

Kê khai và đóng thuế

Công ty tài chính cần đóng các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài (tuỳ thuộc vào mức vốn điều lệ đăng ký của công ty) và nộp tờ kê khai thuế đúng thời hạn theo quy định. 

Bài viết trên đây của NT International Law Firm đã gửi đến bạn thông tin về điều kiện, hồ sơ và thủ tục thành lập công ty tài chính theo đúng quy định pháp luật hiện nay. Hy vọng sẽ những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình đăng ký thành lập công ty tài chính.

Rate this post
Avatar photo

NT International Law Firm là công ty luật chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực: Tố tụng Hình sự và Dân sự; Pháp lý Doanh nghiệp – Thương mại và giải quyết tranh chấp, bao gồm nhưng không giới hạn ở Cấp giấy phép; Tư vấn Thừa kế, Hôn nhân gia đình,…

“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”

NT INTERNATIONAL LAW FIRM