Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu và cũng là thị trường đang được chú trọng và phát triển bậc nhất hiện nay. Tuy nhiên, nhiều tổ chức, cá nhân vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện thủ tục thành lập công ty giáo dục. Trong bài viết này NT International Law Firm sẽ đưa ra những quy định mới nhất về thủ tục thành lập công ty giáo dục cho bạn đọc cùng tham khảo. 

Công ty giáo dục là gì?

Công ty giáo dục là những công ty cung cấp các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục hoặc cung cấp trực tiếp các dịch vụ liên quan đến giáo dục, tư vấn và đào tạo con người.

Điều kiện thành lập công ty giáo dục 

Giáo dục, đào tạo là môt trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì vậy nếu muốn hoạt động trong lĩnh vực này phải đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư có thể sẽ không được thành lập doanh nghiệp nếu rơi vào 1 trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam
  2. Đảm bảo diện tích tối thiếu đối với cơ sở vật chất
  • Diện tích tối thiểu của Trường cao đẳng là:
    • 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và
    • 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị
  • Diện tích tối thiểu của Trường trung cấp là
    • 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và
    • 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị
  • Trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1000 m2
  1. Vốn đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp tối thiểu như sau:
  • Trường cao đẳng là 100 tỷ đồng
  • Trường trung cấp là 50 tỷ đồng
  • Trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 5 tỷ đồng

thành lập công ty giáo dục

  1. Đáp ứng các điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 14 Nghị định.

Nhân sự:

“Điều 9. Yêu cầu đối với người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm

  1. Có trình độ được đào tạo tối thiểu tương ứng với giáo viên dạy thêm theo quy định tại khoản 1, điều 8 quy định này.
  2. Có đủ sức khỏe.
  3. Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.”

Người đại diện công ty

“- Giám đốc Trung tâm: có đạo đức, phẩm chất chính trị tốt, có năng lực quản lý. Tốt nghiệp Đại học theo chuyên môn Trung tâm đăng ký, có 3 năm kinh nghiệm trở lên trong ngành Giáo dục; Tuổi đời từ 25 tuổi đến dưới 65 tuổi, không phải là công chức, viên chức (trừ trường hợp tổ chức đứng tên thành lập Trung tâm là trường học, cơ quan, đơn vị); Nhiệm kỳ Giám đốc Trung tâm: 5 năm.

– Phó Giám đốc: có đạo đức, phẩm chất chính trị tốt, có năng lực quản lý, tốt nghiệp Đại học – Cao đẳng theo chuyên môn Trung tâm đăng ký; Nhiệm kỳ Phó Giám đốc Trung tâm: 5 năm.”

Giáo viên

“Điều 8. Yêu cầu đối với người dạy thêm

  1. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục.
  2. Có đủ sức khoẻ.
  3. Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật; hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại cơ quan công tác.
  4. Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.
  5. Được thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận các nội dung quy định tại khoản 3, khoản 4 điều này (đối với người dạy thêm ngoài nhà trường); được thủ trưởng cơ quan quản lý cho phép theo quy định tại điểm b, khoản 4, điều 4 quy định này (đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập).”

Thủ tục thành lập công ty giáo dục

Bước 1: Người thành lập công ty hoàn thiện hồ sơ

Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty giáo dục; Điều lệ công ty giáo dục; Danh sách thành viên/cổ đông công ty (phụ thuộc vào loại hình công ty lựa chọn); Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu công ty, các thành viên trong công ty; Văn bản ủy quyền cho người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp; Bản sao chứng minh nhân dân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký

Người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:

– Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;

– Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;

– Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử (hướng dẫn tại Chương V Nghị định số 01/2021/NĐ-CP).

Bước 3: Nhận kết quả

– Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Doanh nghiệp đến phòng Đăng ký kinh doanh theo như ngày hẹn trên giấy Biên nhận để nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo bằng văn bản hoặc thông qua mạng thông tin điện tử (trường hợp doanh nghiệp đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử) về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Hoàn thiện các công việc sau thành lập

– Thực hiện khắc con dấu công ty và cung cấp mẫu con dấu để cho cơ quan quản lý để thực hiện công bố con dấu. Doanh nghiệp có quyền yêu cầu đăng ký nhiều con dấu để phục vụ kinh doanh.

– Đăng ký thuế và thực hiện các công việc cần thiết liên quan đến thuế, lệ phí, hóa đơn điện tử, hóa đơn giá trị gia tăng,…

– Thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố gồm các nội dụng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin về Ngành nghề kinh doanh, danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần; Trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, những thay đổi tương ứng phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; Thời hạn thông báo công khai thông tin về doanh nghiệp quy định là 30 ngày kể từ ngày công khai.

thủ tục thành lập công ty giáo dục

Các thủ tục sau khi thành lập công ty giáo dục

Sau khi thành lập công ty giáo dục, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau để công ty đi vào hoạt động theo đúng quy định:

  • Treo biển trụ sở chính của doanh nghiệp
  • Thông báo rộng rãi phương pháp tính thuế.
  • Mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp.
  • Đăng ký tài khoản ngân hàng với sở kế hoạch đầu tư.
  • Đăng ký chữ ký số điện tử.
  • Đặt và in hóa đơn lần đầu tiên.
  • Kê khai và nộp thuế môn bài.
  • Ghi nhận và góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là những thông tin về thủ tục thành lập công ty giáo dục mà NT International Law Firm đã tìm hiểu và cung cấp cho bạn đọc. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn nào liên quan về các thủ tục thành lập công ty giáo dục hoặc vấn đề khác có liên quan, vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 090.252.4567 hoặc email: info@congtyluatnt.vn để được tư vấn cụ thể. Xin chân thành cảm ơn!

Rate this post
Avatar photo

NT International Law Firm là công ty luật chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực: Tố tụng Hình sự và Dân sự; Pháp lý Doanh nghiệp – Thương mại và giải quyết tranh chấp, bao gồm nhưng không giới hạn ở Cấp giấy phép; Tư vấn Thừa kế, Hôn nhân gia đình,…

“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”

NT INTERNATIONAL LAW FIRM