Trong tranh chấp, các bên sẽ trình bày vấn đề của mình và chứng minh trước Tòa án hoặc một bộ phận giải quyết tranh chấp để đạt được một quyết định công bằng và công chính. Xuyên suốt quá trình tranh chấp, tài sản có thể bị ảnh hưởng. Trong một vụ việc, các bên có thể vì quyền lợi của mình mà gây ảnh hưởng tới tài sản như tiêu hủy, thay đổi thông tin, mua bán, chuyển nhượng,… làm mất đi tính khách quan của vụ việc đó. Vậy câu hỏi đặt ra là tài sản đang tranh chấp có được mua bán không? Để giải đáp thắc mắc đó, NT International Law Firm xin được giải đáp các vấn đề trên như sau.

Tài sản được hiểu như thế nào theo quy định của pháp luật?

Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, Tài sản được định nghĩa như sau:

“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

Các nhà làm luật đã định nghĩa tài sản bằng việc phân biệt thành động sản và bất động sản, việc định nghĩa hai loại tài sản đó được quy định tại Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“1. Bất động sản bao gồm:

a) Đất đai;

b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.”

Ở đây, Bộ luật dân sự 2015 không đưa ra định nghĩa rõ ràng nhưng giải thích theo hướng liệt kê và loại trừ, vì vậy những loại tài sản nào không phải là bất động sản thì sẽ là động sản.

Tài sản đang tranh chấp có được mua bán không?

Trong bất kì một vụ việc tranh chấp nào, chứng cứ sẽ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phân định đúng sai, tính khách quan trong vụ việc. Chính vì thế, pháp luật sẽ luôn có những chế định bảo vệ tính nguyên vẹn của tài sản trong tranh chấp. 

Có được bán bất động sản đang tranh chấp hay không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện chuyển nhượng đất như sau:

“a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.”

Căn cứ theo quy định trên, để có thể chuyển nhượng bất động sản thì một trong các điều kiện cần là không có tranh chấp. Vì vậy trong quá trình tranh chấp, bất động sản không thể được chuyển nhượng cho cá nhân, tổ chức khác, chỉ khi giải quyết xong tranh chấp và thỏa các điều kiện còn lại nêu trên mới có thể chuyển nhượng bất động sản.

tài sản đang tranh chấp có được mua bán không

Có được bán động sản đang tranh chấp hay không?

Trong quá trình tranh chấp, các trình tự, thủ tục sẽ được thực hiện theo Pháp luật tố tụng Dân sự. Hiện nay không có quy định về việc trong quá trình tranh chấp có được bán tài sản đó không. Nhưng nếu động sản đó có ảnh hưởng đến tính khách quan, ảnh hưởng đến kết quả của vụ án thì Tòa án sẽ áp dụng những biện pháp cần thiết. Theo quy định tại khoản 6, 7, 8, 9, 10, 11 Điều 114  Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:

“6. Kê biên tài sản đang tranh chấp.

7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác.

10. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.

11. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.”

Ở đây có thể thấy, trong quá trình giải quyết một vụ án, nếu thấy cần thiết thì Tòa án có thể áp dụng một số biện pháp nhằm bảo vệ tính nguyên vẹn của tài sản, đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án được khách quan, công bằng nhất. Khi áp dụng các biện pháp nêu trên tài sản có thể không được sử dụng đến, không được bán cho cá nhân tổ chức khác nhằm phục vụ quá trình xác minh, thu thập chứng cứ. 

Vì vậy, đối tài sản là động sản đang trong quá trình tranh chấp, chủ sở hữu vẫn có quyền bán động sản đó nếu không có lệnh như phong tỏa, thay đổi hiện trạng,… của Tòa án. Ngược lại nếu có lệnh của Tòa án với các biện pháp như trên thì chủ sở hữu không được bán tài sản đó. 

Ví dụ: Một cái laptop chứa những tài liệu quan trọng góp phần giải quyết vụ án và đã có yêu cầu của một trong các bên tranh chấp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm bảo vệ chứng cứ trong đó, tránh việc bên còn lại hủy tài liệu thì khi đó việc áp dụng tài.

Các lưu ý về tranh chấp tài sản

  • Về quyền sở hữu: Trước khi bán tài sản, cần chắc chắn rằng quyền sở hữu của tài sản đã được xác nhận hoặc giải quyết trong tranh chấp.
  • Tư vấn luật sư: Sự tư vấn của luật sư có thể giúp đảm bảo quá trình bán tài sản được thực hiện theo pháp luật và giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp.
  • Cần lưu ý về khái niệm tranh chấp: Tranh chấp theo pháp luật chỉ được công nhận là có tranh chấp khi vụ án được thụ lý bởi cơ quan có thẩm quyền. Nếu đơn thuần chỉ là mâu thuẫn giữa hai hay nhiều người mà không được coi là tranh chấp.

Vừa rồi, NT International Law Firm đã giải đáp đến Quý bạn đọc về vấn đề tài sản đang tranh chấp có được mua bán không. Trường hợp bạn muốn tư vấn chi tiết hơn về tài sản đang bị tranh chấp thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

Rate this post

“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”

NT INTERNATIONAL LAW FIRM