Sở hữu trí tuệ là gì? Tại sao các cá nhân hay doanh nghiệp cần phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình? Hãy cùng NT INTERNATIONAL LAW FIRM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Sở hữu trí tuệ là gì? Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Sở hữu trí tuệ là gì?

Sở hữu trí tuệ hay tài sản trí tuệ là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Sở hữu trí tuệ có thể bao gồm các tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, những phát minh, sáng chế hay giải pháp công nghiệp,…

Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Theo quy định của pháp luật, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ của mình, bao gồm:

  • Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả
  • Quyền sở hữu công nghiệp
  • Quyền đối với giống cây trồng
Sở hữu trí tuệ là gì

Sở hữu trí tuệ hay tài sản trí tuệ là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người.

Những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ

Theo Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ, những đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được quy định như sau:

Đối tượng của quyền tác giả

Quyền tác giả là quyền của những tổ chức hay bất kỳ cá nhân đối với các tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc do mình sở hữu.

Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của những tổ chức và cá nhân đối với các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, tín hiệu vệ tinh, những chương trình phát sóng mang chương trình được mã hóa.

Đối tượng quyền tác giả gồm có những tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả gồm có những cuộc biểu diễn, các bản ghi âm, ghi hình, các chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Sở hữu trí tuệ là gì

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân với các tác phẩm do họ sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu trí tuệ công nghiệp là quyền của những tổ chức hay cá nhân đối với các sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, những kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, hay tên thương mại, bí mật trong kinh doanh, các chỉ dẫn địa lý do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, các bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, những thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, tên trong thương mại, chỉ dẫn địa lý.

Đối tượng của quyền đối với giống cây trồng

Quyền đối với những giống cây trồng là quyền của các tổ chức và cá nhân đối với các giống cây trồng mới do chính mình chọn tạo hoặc phát hiện hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Đối tượng của quyền đối với giống cây trồng gồm có vật liệu thu hoạch và vật liệu nhân giống.

Ở Việt Nam, những vấn đề về bản quyền sẽ do Cục Bản quyền Tác giả (Bộ Văn hóa – Thông tin) chịu trách nhiệm xem xét và giải quyết. Những quyền còn lại sẽ thuộc phạm vi quản lý của Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ).

Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ được nhận định như sau:

Một, đối tượng của tranh chấp là quyền sở hữu trí tuệ

Đối tượng của tranh chấp luôn luôn phải được xác định một cách cụ thể và chính xác. Để có thể dựa vào đó làm căn cứ giải quyết những tranh chấp phát sinh. Đối với tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, đối tượng tranh chấp là quyền sở hữu trí tuệ. Nó có thể là quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp hoặc quyền đối với giống cây trồng.

sở hữu trí tuệ là gì?

Các trường hợp tranh chấp sở hữu trí tuệ

Hai, tranh chấp xảy ra với tính chất phức tạp và chuyên môn sâu

Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là một trong những tranh chấp phức tạp nhất. Tính đa dạng của đối tượng sở hữu trí tuệ và những loại tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ đã tạo nên sự phức tạp này.

Người giải quyết loại tranh chấp này phải có nhiều kinh nghiệm, có am hiểu pháp luật về sở hữu trí tuệ; cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan và có những phương pháp, cách thức xác định thiệt hại xảy ra để có thể giải quyết tranh chấp hiệu quả; bảo vệ tốt nhất các quyền cũng như lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.

Ba là, tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ phát sinh liên quan nhiều đến thông tin bí mật của doanh nghiệp

Những thông tin liên quan đến bí mật doanh nghiệp là yếu tố quan trọng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Nó có thể là các phương thức sản xuất, kiểu dáng của sản phẩm hay thiết kế của nhãn hiệu,… Những yếu tố trên tạo nên uy tín của doanh nghiệp với người tiêu dùng và phần nào thuộc về quyền sở hữu trí tuệ.

Bốn là, liên quan chặt chẽ đến yếu tố cạnh tranh trên thị trường.

Cạnh tranh là điều tất yếu trong mọi lĩnh vực, nhất là trong kinh doanh. Việc cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ, chất lượng, kiểu dáng sản phẩm đều được quan tâm. Trong đó thì quyền sở hữu trí tuệ là một trong những tranh chấp nổi bật nhất.

Vì sao cần phải có bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ?

Tránh sự sao chép, đánh cắp của đối thủ

Khi một sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường và thu hút được khách hàng thành công thì các đối thủ cạnh tranh sẽ sớm sản xuất ra các sản phẩm giống hoặc tương tự như vậy. Nếu như đối thủ cạnh tranh có ưu thế về quy mô sản xuất, khả năng tiếp cận thị trường. Họ có quan hệ tốt với các bên phân phối hoặc tiếp cận được với nguồn nguyên liệu rẻ hơn. Họ có thể sản xuất ra các sản phẩm tương tự hoặc thậm chí là giống hệt với giá thành rẻ hơn.

Điều này có thể tạo áp lực đến nhà sáng tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ gốc. Sự cạnh tranh này thậm chí có thể chèn ép người phát minh ra đó. Nhất là khi họ đã đầu tư đáng kể để có thể cho ra sản phẩm mới mà đối thủ cạnh tranh chẳng mất chi phí nào cho việc chế tạo ra nó.

Đây là nguyên nhân chính tại sao doanh nghiệp vừa và nhỏ nên sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ để bảo vệ sản phẩm của mình. Bảo hộ sở hữu trí tuệ mang lại quyền sở hữu đối với những tác phẩm sáng tạo cho các doanh nghiệp, cá nhân nhằm hạn chế phạm vi sao chép và bắt chước của đối thủ cạnh tranh.

Sở hữu trí tuệ là gì

Bảo hộ sở hữu trí tuệ hạn chế phạm vi sao chép và bắt chước của đối thủ

Bảo vệ các tài sản vô hình

Tài sản của một doanh nghiệp gồm có hai loại:

Tài sản hữu hình: nhà máy, máy móc, cơ sở hạ tầng,…

Tài sản vô hình: nguồn nhân lực, bí quyết kỹ thuật, ý tưởng kinh doanh, chiến lược kinh doanh, kiểu dáng, nhãn hiệu và những kết quả vô hình khác,…

Tài sản hữu hình là tài sản có giá trị chính của công ty quyết định khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường. Trong những năm gần đây, điều này đã có phần thay đổi. Những tài sản vô hình đang trở nên có giá trị, đem lại nhiều nguồn lợi hơn so với các tài sản hữu hình.

Xác lập quyền đối với các nguồn lực đầu tư

Những doanh nghiệp đứng đầu trong nhiều lĩnh vực kinh doanh thường thuê các công ty khác sản xuất. Họ chủ yếu tập trung nguồn lực vào việc nghiên cứu ra sản phẩm mới hay kiểu dáng, nhãn hiệu mới để thu hút khách hàng. 

Các doanh nghiệp này có thể có giá trị tài sản hữu hình rất ít, nhưng tài sản vô hình như danh tiếng thương hiệu và/hoặc quyền sở hữu độc quyền các công nghệ hoặc các kiểu dáng,…lại có giá trị rất cao.

Vì vậy mà việc bảo hộ pháp lý tài sản vô hình thông qua  việc sở hữu hệ thống sở hữu trí tu. Có thể giúp chủ sở hữu độc quyền sử dụng những tài sản đó biến tài sản vô hình thành quyền sở hữu độc quyền trong một thời hạn nhất định.

Những doanh nghiệp thuê gia công để sản xuất sản phẩm có thể yên tâm tiếp tục mở rộng hoạt động của mình. Tất cả những kiểu dáng sáng tạo, công nghệ và/hoặc nhãn hiệu độc quyền đều là tài sản tư hữu độc quyền. Tất cả là nhờ việc sử dụng có hiệu quả hệ thống sở hữu trí tuệ. Tóm lại thì bảo hộ sở hữu trí tuệ giúp tài sản vô hình trở thành hữu hình hơn bằng cách biến chúng thành những tài sản độc quyền.

Các bước đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

Xác định đối tượng đăng ký

Chủ sở hữu của sản phẩm cần đăng ký phải xác định sản phẩm đó thuộc đối tượng nào của quyền sở hữu trí tuệ. Nó là quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp hay là quyền đối với giống cây trồng.

Sở hữu trí tuệ là gì

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký bản quyền nhãn hiệu

Xác định cơ quan đăng ký, tiếp nhận đơn đăng ký

Cục Sở hữu trí tuệ

Đây là cơ quan tiếp nhận và cấp văn bằng bảo hộ khi đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.

Cục Bản quyền tác giả

Đây là nơi tiếp nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đối với quyền tác giả. Chẳng hạn như các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và các quyền liên quan đến quyền tác giả gồm: các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Văn phòng bảo hộ giống cây trồng, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Đây là cơ quan tiếp nhận và thẩm định đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới.

Nộp đơn đăng ký và nhận cấp Giấy chứng nhận

Khi muốn bảo hộ một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, người làm đơn cần nộp hồ sơ và thực hiện những thủ tục liên quan đến xét nghiệm đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoặc văn bằng bộ theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những thông tin về sở hữu trí tuệ từ NT INTERNATIONAL LAW FIRM. Hy vọng bài viết trên đã phần nào giải đáp thắc mắc sở hữu trí tuệ là gì, cùng các thông tin liên quan về quyền sở hữu trí tuệ.

Việc bảo hộ tài sản trí tuệ của cá nhân, tổ chức giúp đảm bảo được quyền và các lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân với những tài sản mà họ đã sáng tạo ra. Ngoài ra nó còn góp phần giảm thiểu những rủi ro của cá nhân, tổ chức.

NT INTERNATIONAL LAW FIRM là một trong những đơn vị luật hàng đầu, chuyên cung cấp dịch vụ luật sư sở hữu trí tuệ. Sứ mệnh của chúng tôi là “Chất lượng – Uy tín – Bảo mật”. Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp những dịch vụ chất lượng với chi phí rõ ràng, minh bạch cho khách hàng. Bạn có thể tham khảo dịch vụ luật sư sở hữu trí tuệ tại đây!

Rate this post

“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”

NT INTERNATIONAL LAW FIRM