Nếu là người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ pháp nhân thương mại. Đây là một khái niệm rất quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh, giúp đảm bảo tính pháp lý và trách nhiệm của doanh nghiệp cũng như cung cấp cho doanh nghiệp nhiều lợi ích về tài chính, quản lý và phát triển. Vậy pháp nhân thương mại là gì? Hãy cùng NT INTERNATIONAL LAW FIRM tìm hiểu về pháp nhân thương mại trong bài viết dưới đây.

Pháp nhân là gì?

Căn cứ theo Điều 74 của Bộ luật dân sự năm 2015, được quy định rằng để được công nhận là một pháp nhân, tổ chức phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: 

  • Đầu tiên, tổ chức phải được thành lập theo quy định của Bộ luật này và các luật khác có liên quan. 
  • Thứ hai, tổ chức phải có cơ cấu tổ chức được quy định tại Điều 83 của Bộ luật này. 
  • Thứ ba, tổ chức phải sở hữu tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình. 
  • Cuối cùng, tổ chức phải có khả năng tham gia các quan hệ pháp luật độc lập. 

Bên cạnh đó, theo Điều 74 của Bộ luật này, mọi cá nhân và pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật đưa ra quy định khác.

Mặc dù khái niệm pháp nhân không được định nghĩa cụ thể trong luật, nhưng dựa vào các điều kiện quy định, ta có thể hiểu pháp nhân là một tổ chức được công nhận và có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật. Để có tư cách pháp nhân, tổ chức phải được thành lập theo thủ tục, trình tự và đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định hoặc tồn tại trên thực tế và được Nhà nước công nhận. Khi có tư cách pháp nhân, tổ chức đó sẽ có đầy đủ quyền và nghĩa vụ được quy định bởi pháp luật như một thực thể pháp lý độc lập.

Ví dụ về các tổ chức có tư cách pháp nhân bao gồm: Công ty TNHH, Công ty Cổ phần. Trong khi đó, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. 

Pháp nhân là gì?

Pháp nhân là gì?

Pháp nhân thương mại là gì?

Pháp nhân là khái niệm trong lĩnh vực pháp luật, được chia thành hai loại là pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại. Theo quy định tại Điều 75 của Bộ luật dân sự 2015, pháp nhân thương mại được quy định như sau:

  • Pháp nhân thương mại là tổ chức có mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được phân chia cho các thành viên.
  • Pháp nhân thương mại bao gồm các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp.
  • Thủ tục thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại phải tuân thủ các quy định được quy định tại Bộ Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp và các quy định khác có liên quan.

Vậy theo quy định của luật, pháp nhân thương mại là các tổ chức có mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận đạt được sẽ được chia cho các thành viên. Chúng có thể được gọi bằng các tên khác nhau như tên doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, mô hình của hợp tác xã,… tuy nhiên mục đích hoạt động kinh doanh của chúng đều là kiếm lợi nhuận. Và trong quá trình thành lập, chúng có hồ sư, trình tự thủ tục tiến hành khác nhau.

Pháp nhân thương mại là gì?

Pháp nhân thương mại là gì?

Bên cạnh đó, còn có pháp nhân phi thương mại, theo định nghĩa trong Điều 76 Bộ luật dân sự 2015, đây là các tổ chức không có mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận và nếu có lợi nhuận thì cũng không được chia cho các thành viên.

Pháp nhân thương mại được thành lập với mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận và khi đạt được lợi nhuận thì sẽ chia cho các thành viên theo thỏa thuận hoặc tỷ lệ vốn góp tùy vào loại hình của doanh nghiệp. Điểm khác biệt với pháp nhân phi thương mại là pháp nhân thương mại mang tính chất lợi ích riêng của pháp nhân và được thành lập để kiếm lợi nhuận cho cá nhân hoặc pháp nhân góp vốn đầu tư hoặc để tiếp tục cho vào quỹ pháp nhân với mục đích duy trì lâu dài.

Pháp nhân phi thương mại không có mục tiêu chính là kiếm lợi nhuận như pháp nhân thương mại, mục đích thành lập của chúng tùy thuộc vào từng tổ chức cụ thể. Nếu có lợi nhuận phát sinh, chúng sẽ được sử dụng để duy trì hoạt động của tổ chức mà không phân chia cho các thành viên. Pháp nhân phi thương mại là tổ chức có tư cách pháp nhân, hoạt động nhằm mục đích và lợi ích cộng đồng. Mục đích chính của pháp nhân phi thương mại không phải kinh doanh hoặc kiếm lợi nhuận cho cá nhân, tổ chức mà là mang lại lợi ích cho một nhóm đối tượng nhất định mà chúng hướng tới để hỗ trợ cho những nhóm đối tượng đó.

Pháp nhân phi thương mại không có mục tiêu chính là kiếm lợi nhuận như pháp nhân thương mại

Pháp nhân phi thương mại không có mục tiêu chính là kiếm lợi nhuận như pháp nhân thương mại

Cả pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại đều cần phải tuân thủ Bộ luật Dân sự 2015 trong việc thành lập, hoạt động và chấm dứt hoạt động. Tuy nhiên, vì pháp nhân thương mại bao gồm các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế nên còn phải tuân theo Luật doanh nghiệp và các luật khác liên quan. Trong khi đó, pháp nhân phi thương mại bao gồm các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, đơn vị vũ trang nhân dân,… nên sẽ phải tuân theo Bộ luật Dân sự 2015, các luật liên quan đến tổ chức bộ máy Nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Tóm lại, pháp nhân thương mại là loại pháp nhân được thành lập với mục đích chính là kiếm lợi nhuận và phân chia lợi nhuận đó cho các thành viên. Hoạt động của pháp nhân thương mại xoay quanh việc đạt được lợi nhuận và phân phối nó cho các cá nhân.

Ví dụ về pháp nhân thương mại: Anh H và chị N đồng sáng lập công ty TNHH ABC với vốn điều lệ là 3 tỉ đồng. Công ty ABC hoạt động với mục đích tìm kiếm lợi nhuận, sau khi thu được lợi nhuận thì chia cho anh H và chị N để kiếm lợi nhuận riêng cho anh H và chị N. Trong trường hợp này, công ty TNHH ABC chính là một pháp nhân thương mại.

Các loại pháp nhân thương mại

Theo quy định tại Điều 85 Bộ luật dân sự 2005, pháp nhân bao gồm các loại sau: 

  • Các pháp nhân là cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân.
  • Các pháp nhân là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp.
  • Các pháp nhân là tổ chức kinh tế.
  • Các pháp nhân là tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

Sau đó, khi Bộ luật dân sự 2015 được ban hành, các pháp nhân được phân thành 2 loại là pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại.

Các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác được xem là pháp nhân thương mại và chúng được thành lập nhằm thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh với mục đích chính là thu lợi nhuận. Vấn đề lợi nhuận là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu của các tổ chức này. Việc xác định loại hình của pháp nhân có thể dựa trên các quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 sao cho phù hợp với mô hình góp vốn, đầu tư và hoạt động kinh doanh của mỗi tổ chức. 

Các loại pháp nhân thương mại

Các loại pháp nhân thương mại

Bài viết trên đây của NT INTERNATIONAL LAW FIRM đã giúp bạn giải đáp thắc mắc pháp nhân thương mại là gì? Hy vọng các thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm pháp nhân thương mại, các loại hình pháp nhân và mục đích hoạt động của chúng.

Rate this post

“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”

NT INTERNATIONAL LAW FIRM