Thành lập doanh nghiệp là quá trình tạo dựng nên một tổ chức kinh doanh mới với mục đích hoạt động và phát triển trong lĩnh vực kinh doanh được chọn lựa. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng và thực hiện đúng các thủ tục pháp lý. Tuy nhiên, có những việc cần làm sau khi thành lập công ty là gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau đây của NT International Law Firm.

Thành lập doanh nghiệp là gì?

Hiện nay pháp luật Việt Nam không có định nghĩa cụ thể khái niệm về thành lập doanh nghiệp. Có thể hiểu thành lập doanh nghiệp theo góc độ pháp lý là quá trình tạo ra một tổ chức kinh doanh mới được pháp luật công nhận và hoạt động theo đúng các quy định, luật lệ và các thủ tục hành chính của nhà nước. Việc thành lập doanh nghiệp đòi hỏi phải thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý, bao gồm đăng ký kinh doanh, xác lập phương thức quản lý tài chính, đăng ký thuế và các giấy tờ liên quan khác.

Từ góc độ pháp lý, doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế được pháp luật công nhận, có quyền pháp nhân, quyền tự chủ và quyền hành vi dân sự để thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích tăng trưởng và phát triển kinh tế. Việc thành lập doanh nghiệp đúng quy trình pháp lý giúp đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được pháp luật bảo vệ, tránh các rủi ro pháp lý và phát triển bền vững trong tương lai.

Những việc cần làm sau khi thành lập công ty

Sau khi thành lập một công ty, có một số việc pháp lý quan trọng mà bạn cần phải làm để đảm bảo hoạt động của công ty được thực hiện đúng quy định pháp luật và tránh các vấn đề pháp lý trong tương lai. Dưới đây là một số việc pháp lý cần làm sau khi thành lập một công ty:

Đăng ký kinh doanh

Thứ nhất, bạn cần đăng ký kinh doanh với cơ quan quản lý thuế để được cấp mã số thuế và giấy phép kinh doanh.

Thứ hai, việc đăng ký với các cơ quan quản lý nhà nước: Tùy theo ngành nghề kinh doanh, bạn có thể cần phải đăng ký với các cơ quản lý nhà nước khác như Sở kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Bộ Y Tế,… vì theo Pháp luật về Đầu tư, sẽ có những ngành nghề được xem là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hay thậm chí là cấm kinh doanh. Vì vậy, việc tuân thủ pháp luật luôn được đặt lên hàng đầu trong hoạt động của doanh nghiệp.

Các vấn đề liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu

Khi thành lập công ty, việc quan trọng nhất sẽ là tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp của chính mình. Nếu công ty của bản sử dụng nhãn hiệu riêng, bạn nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để bảo đảm quyền sở hữu và tránh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tương tự như một sản phẩm độc quyền, nếu có thì bạn nên đăng ký bản quyền và sở hữu trí tuệ để đảm bảo quyền sở hữu và tránh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Vấn đề về lao động, an toàn vệ sinh lao động

Thứ nhất, doanh nghiệp gần như sẽ luôn cần người lao động. Cần đảm bảo tuân thủ các điều kiện của pháp luật lao động về hợp đồng lao động, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, tránh việc kiện tụng ngoài ý muốn vì khi kiện tụng, người sử dụng lao động sẽ là người trả tiền án phí dân sự.

Thứ hai, Về vấn đề đăng ký bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế: Bạn cần đăng ký bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho nhân viên của mình để đảm bảo quyền lợi cho nhân viên và đáp ứng các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

Thứ ba, các thủ tục liên quan đến an tòa và vệ sinh lao động. Nếu công ty bạn có nhân viên, bạn cần thực hiện các thủ tục liên quan đến an toàn và vệ sinh lao động như đảm bảo các điều kiện làm việc an toàn, cung cấp thiết bị bảo hộ và các quy định khác liên quan đến an toàn và vệ sinh lao động.

Thực hiện các thủ tục về thuế

Bạn cần thực hiện các thủ tục liên quan đến thuế như đăng ký và nộp thuế đầy đủ và đúng hạn. Ví dụ như lệ phí môn bài (Khoản 1 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC và Điểm c Khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP), Thuế giá trị gia tăng (Khoản 2 Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC), các quy định về kê khai thuế (được lựa khai thuế GTGT theo quý trong 12 tháng đầu mới ra hoạt động kinh doanh)…

Các thủ tục liên quan đến môi trường

Nếu công ty bạn có các hoạt động như xả thải ra môi trường, các ngành nghề sản xuất có nguy cơ gây hại đến môi trường, bạn cần thực hiện các thủ tục liên quan đến môi trường, quản lý chất thải và các quy định liên quan khác đến pháp luật về môi trường.

Thủ tục liên quan đến quản lý công ty

Doanh nghiệp của bạn cần thực hiện các nghiệp vụ quản lý và duy trì hồ sơ cần thiết, báo cáo tài chính và các tài liệu pháp lý khác. Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp, cơ quan nhà nước sẽ kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp và các vấn đề như thuế, môi trường, lao động,… Vì vậy cần quản lý hồ sơ để có thể trình cho cơ quan nhà nước nếu có kiểm tra.

Lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp

Sau khi thành lập doanh nghiệp, cần chú ý đến các vấn đề pháp lý để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra hợp pháp và tránh các rủi ro pháp lý. Dưới đây là một số lưu ý cần nhớ:

  • Theo dõi thời hạn nộp các báo cáo thuế và tài chính hàng năm, để tránh bị phạt hoặc mất uy tín với các đối tác kinh doanh.
  • Theo dõi các quy định về về bảo vệ người lao động, đặc biệt là về lương, thời gian làm việc và các quy định về an toàn lao động.
  • Theo dõi và thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ như đăng ký bản quyền, thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác.
  • Theo dõi và thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, tránh vi phạm các quy định liên quan đến xử lý chất thải, ô nhiễm môi trường và sử dụng tài nguyên.
  • Theo dõi các quy định về bảo vệ người tiêu dùng, tránh vi phạm các quy định về quảng cáo, bán hàng và dịch vụ không đúng tiêu chuẩn.
  • Nâng cao ý thức pháp lý cho đội ngũ nhân viên và đối tác kinh doanh để tránh các tranh chấp và rủi ro pháp lý.
  • Theo dõi các thay đổi về quy định pháp luật để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp luôn tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.

Vừa rồi là thông tin về những việc cần làm sau khi thành lập công ty mà NT International Law Firm muốn gửi đến các bạn. Trường hợp bạn đọc còn nhiều câu hỏi thắc mắc có đến doanh nghiệp và các vấn đề liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 090.252.4567 hoặc email: info@congtyluatnt.vn để được tư vấn cụ thể. 

Rate this post

“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”

NT INTERNATIONAL LAW FIRM