Trong một tổ chức hay công ty, việc duy trì và bảo vệ đúng quyền lợi của công ty là vô cùng quan trọng. Để đảm bảo điều này, một nhân viên pháp lý sẽ được tuyển dụng để giúp công ty hoạt động đúng pháp luật và tránh những rủi ro pháp lý. Vậy nhân viên pháp lý là gì? Công việc của họ gồm những gì? Hãy cùng NT INTERNATIONAL LAW FIRM tìm hiểu về nhân viên pháp lý trong bài viết dưới đây.

Nhân viên pháp lý là gì?

Nhân viên pháp lý là một chuyên gia pháp luật được tuyển dụng bởi công ty để đại diện cho công ty trong các vấn đề pháp lý, đảm bảo việc hoàn thiện và giải quyết các vấn đề pháp lý được thực hiện đúng theo quy định.

Nhân viên pháp lý là gì

Ảnh minh họa: Nhân viên pháp lý

Ngoài việc hỗ trợ và tư vấn cho doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý, nhân viên pháp lý còn có trách nhiệm định hướng công ty hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Do đó, nhân viên pháp lý đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp diễn ra một cách ổn định và tránh được các tranh chấp pháp lý không đáng có.

Mô tả công việc của nhân viên pháp lý

Công việc của nhân viên pháp lý gồm những gì? Hay chuyên viên pháp lý là làm gì? Đều là những câu hỏi đang được nhiều người quan tâm. Nhân viên pháp lý chịu trách nhiệm đại diện cho công ty trong các vấn đề pháp lý, bảo vệ quyền lợi và đảm bảo hoạt động của công ty đúng theo quy định pháp luật. Dưới đây là những công việc của một nhân viên pháp lý:

Soạn thảo hợp đồng và tài liệu pháp lý

Nhân viên pháp lý có vai trò quan trọng trong việc đại diện cho công ty xử lý các vấn đề liên quan đến pháp lý. Trong đó, công việc của họ bao gồm việc soạn thảo và xác thực tính hợp lý của các văn bản, tài liệu pháp lý, hợp đồng, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp. 

Chuyên viên pháp lý cũng thường xuyên bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện các tài liệu, văn bản giao dịch, hồ sơ pháp lý nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật. 

Tham mưu, tư vấn cho doanh nghiệp về pháp luật

Tham mưu, tư vấn cho doanh nghiệp về pháp luật

Ảnh minh họa: Tham mưu, tư vấn cho doanh nghiệp về pháp luật

Nhiệm vụ của nhân viên pháp lý là tư vấn chính xác cho doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý khác nhau, bao gồm luật lao động, quản trị tài chính doanh nghiệp, liên doanh quốc tế,…  

Họ phải nghiên cứu các luật, nghị định hay thông tư có liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các giải thích, tư vấn pháp lý nhằm đảm bảo tất cả các hoạt động, quy trình của công ty đều hợp pháp.

Giải quyết các vấn đề tố tụng cho doanh nghiệp

Giải quyết các vấn đề tố tụng cho doanh nghiệp

Ảnh minh họa: Giải quyết các vấn đề tố tụng cho doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể không tránh khỏi các vấn đề liên quan đến kiện tụng và khiếu nại từ bên trong và bên ngoài. Vì vậy, các nhân viên pháp lý sẽ đại diện cho doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp lý.

Bộ phận pháp lý của công ty sẽ tham gia vào các hoạt động tố tụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp. Một nhân viên pháp lý sẽ có trách nhiệm xây dựng lòng tin và thiết lập các mối quan hệ với các bên liên quan để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp một cách thuận lợi hơn.

Xây dựng, kiểm tra và quản lý hệ thống chính sách của doanh nghiệp

Các nhân viên pháp chế sẽ cùng quản lý doanh nghiệp đưa ra các chính sách quản lý nội bộ, đồng thời giám sát việc triển khai và thực hiện chúng. Việc đảm bảo các chính sách và quy định tuân thủ đúng quy định của pháp luật là cực kỳ quan trọng. 

Ngoài ra, nhân viên pháp lý cũng sẽ nghiên cứu, đánh giá các nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên những phân tích này, họ sẽ đề xuất các biện pháp phòng ngừa và khắc phục để đảm bảo hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

Cập nhật, sửa đổi và bổ sung các quy định mới về luật pháp hiện hành

Để đáp ứng với sự phát triển của nền kinh tế, các nhân viên pháp lý cần tự hoạch định việc nghiên cứu và cập nhật kiến thức mới nhất về pháp luật, đồng thời đưa ra các giải pháp thích hợp cho doanh nghiệp. Các thay đổi liên quan đến luật, nghị định, thông tư hoặc chính sách kinh doanh cần được nhân viên pháp lý theo dõi và tiếp cận kịp thời để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được suôn sẻ.

Mức lương và quyền lợi của nhân viên pháp lý

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân viên pháp lý tăng cao, tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp và mức lương hấp dẫn cho các ứng viên. Theo Salary Explorer, các doanh nghiệp trên thị trường có thể đầu tư mức lương khoảng 20 triệu đồng/tháng cho vị trí nhân viên pháp lý. Đối với người mới, mức lương tham khảo sẽ từ 6 – 15 triệu đồng/tháng, trong khi người có kinh nghiệm có thể nhận được mức lương từ 20 – 30 triệu đồng/tháng.

Mức lương và quyền lợi của nhân viên pháp lý

Ảnh minh họa: Mức lương và quyền lợi của nhân viên pháp lý

Tuy nhiên, mức lương nhân viên pháp lý hay lương chuyên viên pháp lý còn phụ thuộc vào quy mô hoạt động và khối lượng công việc đảm nhận trong doanh nghiệp, thậm chí có thể lên đến 51 triệu đồng/tháng cho các đối tượng là “chuyên gia” trong nghề.

Nhân viên pháp lý cũng được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo quy định của Luật lao động và doanh nghiệp, cũng như có cơ hội tiếp cận với các tình huống thực tế và tham gia các khóa đào tạo chuyên môn để nâng cao kỹ năng. Môi trường làm việc của nhân viên pháp lý thường được đánh giá là thân thiện, chuyên nghiệp và được trang bị máy móc và trang thiết bị tiện nghi.

Con đường thăng tiến của nhân viên pháp lý phụ thuộc vào năng lực và nỗ lực của từng cá nhân, tuy nhiên lộ trình phổ biến thường là từ nhân viên pháp lý => chuyên viên pháp lý => trưởng phòng pháp lý.

Học ngành gì để trở thành nhân viên pháp lý?

Thường thì việc tuyển dụng nhân viên pháp lý đòi hỏi ứng viên có kiến thức chuyên môn về pháp luật. Nếu muốn theo đuổi nghề này thì các bạn trẻ cần phải có tối thiểu bằng Cử nhân ngành Luật. Ngoài ra, để ứng tuyển vào các doanh nghiệp và tập đoàn lớn, các chứng chỉ cần thiết cũng là điều không thể thiếu.

Các kỹ năng cần có của một nhân viên pháp lý

Nhân viên pháp lý phải sở hữu một số kỹ năng dưới đây để có thể đáp ứng yêu cầu công việc.

Các kỹ năng cần có của một nhân viên pháp lý

Cẩn thận, chính xác và chi tiếp trong quá trình xử lý công việc

Việc đảm bảo tính cẩn thận, chính xác và chi tiết trong quá trình xử lý công việc là rất quan trọng đối với người học luật và làm nhân viên pháp lý. Các sai sót nhỏ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đến sự tồn vong của một tổ chức, đặc biệt là trong môi trường doanh nghiệp. Vì vậy, nhân viên pháp lý phải đảm bảo tính chính xác và sự chi tiết trong mọi công việc mà họ đảm nhận, để tránh gây ra thiệt hại tài chính hoặc sai phạm pháp luật.

Khả năng thích ứng và chịu được áp lực cao

Công việc của nhân viên pháp lý đòi hỏi họ phải liên tục cập nhật thông tin, nắm bắt các văn bản luật mới và sự thay đổi của thị trường liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để kịp thời đáp ứng. Họ phải đối mặt với áp lực và căng thẳng cao độ khi là người chịu trách nhiệm cho sự “sống còn” của tổ chức. Do đó, nhân viên pháp lý cần phải luôn giữ “tinh thần thép” để chịu đựng những áp lực từ bên ngoài và bên trong công ty.

Kỹ năng đàm phán và thiết lập mối quan hệ

Kỹ năng đàm phán và thiết lập mối quan hệ

Ảnh minh họa: Kỹ năng đàm phán và thiết lập mối quan hệ

Để có thể đạt được kết quả tốt nhất cho tổ chức mình, nhân viên pháp lý cần sử dụng khả năng đàm phán và kỹ năng giao tiếp để tương tác chặt chẽ với các đơn vị và cá nhân liên quan. Việc lắng nghe và thấu hiểu quan điểm của đối tác cũng là một kỹ năng cần có của nhân viên pháp lý để có thể đưa ra các giải pháp phù hợp và tối ưu nhất cho các vấn đề pháp lý. Tất cả những yếu tố này cùng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện hiệu quả công việc của nhân viên pháp lý.

Trung thực trong quá trình làm việc

Trong vai trò của mình, nhân viên pháp lý phải đảm bảo tính chính xác và chuẩn mực trong việc soạn thảo các văn bản pháp lý và hợp đồng quan trọng cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự trung thực và bảo mật thông tin cũng là một yêu cầu quan trọng của vị trí này. Nhân viên pháp lý cần phải bảo vệ thông tin của công ty khỏi sự xâm phạm của các tổ chức hay cá nhân bên ngoài, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định và chính sách bảo mật được đưa ra bởi công ty.

Làm sao để trở thành nhân viên pháp lý?

Học tập để có kiến thức

Để bắt đầu sự nghiệp nhân viên pháp lý cần phải được đào tạo chuyên sâu tại các trường đại học chuyên ngành Luật. Điều này đòi hỏi các sinh viên phải có kiến thức nền tảng về pháp luật, hồ sơ pháp lý, quy trình kiện tụng, và luôn cập nhật kiến thức, lập luận để đáp ứng yêu cầu công việc. 

Ngoài bằng cử nhân chuyên ngành Luật, các nhân viên pháp lý còn cần tham gia các chương trình đào tạo chuyên môn hoặc các khóa học để có thêm các chứng chỉ và chứng nhận cần thiết. Bên cạnh đó, nếu có thêm các chứng chỉ chuyên môn khác như quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh, tài chính kế toán,… sẽ tạo ra nhiều cơ hội tốt hơn cho sự nghiệp của nhân viên pháp lý.

Xác định con đường sự nghiệp

Công tác pháp chế doanh nghiệp đòi hỏi nâng cao kiến thức và kỹ năng tư duy, lập luận. Việc tự đánh giá bản thân giúp tăng lợi thế cạnh tranh và thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp.

Tích lũy kinh nghiệm

Nhà tuyển dụng ưa chuộng ứng viên có kinh nghiệm, do đó, tìm kiếm cơ hội thực hành là rất quan trọng. Thực tập sinh, trợ lý hoặc học việc pháp lý cho doanh nghiệp, công ty luật là những phương án tích lũy kinh nghiệm hiệu quả.

Trên đây là bài viết của NT INTERNATIONAL LAW FIRM đã giải đáp câu hỏi nhân viên pháp lý là gì? Cũng như chia sẻ đến bạn những công việc mà một nhân viên pháp lý sẽ làm. Hy vọng đây sẽ là công việc phù hợp với sở thích và năng lực của bạn.

Rate this post

“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”

NT INTERNATIONAL LAW FIRM