Tranh chấp đất đai là vấn đề xảy ra phổ biến trong cuộc sống hiện nay bởi sự tăng giá nhanh chóng của loại tài sản này. Để giải quyết vấn đề này thì biện pháp hòa giải được xem là thủ tục bắt buộc. Vậy hòa giải tranh chấp đất đai là gì? Và mục đích của việc hòa giải tranh chấp đất đai là gì? Bài viết dưới đây của NT International Law Firm sẽ giải đáp những thắc mắc trên cho các bạn.

Hòa giải tranh chấp đất đai là gì?

Pháp luật hiện hành không có quy định về khái niệm hòa giải là gì. Tuy nhiên trên phương diện lý thuyết, hòa giải được xem là 1 phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ 3 làm trung gian hoà giải để thuyết phục các bên tranh chấp tìm ra giải pháp nhằm loại trừ các tranh chấp phát sinh.

Còn tranh chấp đất đai được xem là những mâu thuẫn, xung đột xảy ra giữa các cá nhân, tổ chức trong quan hệ pháp luật về đất đai. Có thể các bên chủ thể là những người sử dụng đất với nhau hoặc là giữa người sử dụng đất với Nhà nước.

Hòa giải tranh chấp đất đai là biện pháp để giải quyết các tranh chấp về đất đai giữa những người sử dụng đất với nhau, hoặc người sử dụng đất với Nhà nước nhằm hạn chế, chấm dứt các xích mích, mâu thuẫn và đi đến sự thống nhất ý kiến bằng việc các bên thương lượng với nhau hoặc qua 1 bên thứ ba trung gian.

Hòa giải tranh chấp đất đai là gì

Hòa giải tranh chấp đất đai là gì

Những ưu nhược điểm của hòa giải tranh chấp đất đai

Có thể nói, hòa giải tranh chấp đất đai là biện pháp đầu tiên thường được sử dụng khi xảy ra tranh chấp. Một số ưu điểm của biện pháp này có thể kể đến bao gồm:

Thủ tục thực hiện linh hoạt

  • Đặc trưng của hòa giải là có thể tiến hành trong nhiều thời gian và môi trường khác nhau nên thủ tục có thể được điều chỉnh phù hợp. Quan trọng nhất của hòa giải là sự thống nhất ý chí của các bên tham gia. Do đó, không có quy định thống nhất nào về thủ tục mà tùy thuộc và các bên chủ thể.

Mang tính bí mật và bảo đảm thông tin của chủ thể

  • Các phiên họp hòa giải thường được tổ chức kín đáo và không công khai nội dung được trao đổi. Những bên không liên quan chỉ có thể biết được nội dung thủ tục khi như được các bên tham gia đồng ý. Do đó, việc tiến hành hòa giải sẽ đảm bảo được bí mật của các bên tham gia.
Những ưu nhược điểm của hòa giải tranh chấp đất đai

Những ưu nhược điểm của hòa giải tranh chấp đất đai

Có sự tham gia của một bên thứ ba, độc lập

  • Khi các bên xảy ra tranh chấp thì sẽ tự cho quan điểm của mình là đúng. Do đó, khi giải quyết tranh chấp đất đai, sẽ có Tòa án hoặc 1 bên khác đứng ra hòa giải và được xem là “trọng tài” giải quyết vụ việc. Nhờ đó, cân bằng được quan điểm và 2 bên có thể suy nghĩ về tranh chấp, sau đó đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

Hòa giải không gây ảnh hưởng đến việc các bên sử dụng các hình thức giải quyết tranh chấp khác

  • Trong tranh chấp đất đai, hòa giải có thể dẫn đến 2 kết quả: Hòa giải thành và hòa giải không hòa giải thành. Các bên tham gia có thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác nếu như việc hòa giải không đáp ứng được yêu cầu và mong muốn của mình.

Hòa giải tranh chấp đất đai có những hạn chế như:

Khó đạt được kết quả vì không có quy định pháp luật cụ thể áp dụng mà dựa trên sự thỏa thuận ý chí của các bên.

Mục đích của hòa giải tranh chấp đất đai

Mục đích của việc hòa giải tranh chấp đất đai là giúp cho các bên tranh chấp giải quyết được các bất đồng, bảo vệ được quyền, lợi ích cho các chủ thể khi có quyền sử dụng đất hợp pháp. Từ đó, bảo vệ và duy trì được sự ổn định trật tự xã hội và thể hiện được vai trò trong việc quản lý của Nhà nước về đất đai.

Ý nghĩa của việc hòa giải tranh chấp đất đai

Có thể coi hòa giải trong tranh chấp đất đai là biện pháp linh hoạt, mềm dẻo để giúp cho các bên tranh chấp có 1 giải pháp thống nhất để tháo gỡ các mâu thuẫn, bất đồng về tranh chấp đất đai trên cơ sở tự thỏa thuận với nhau.

Hòa giải tranh chấp đất đai có 1 vai trò rất quan trọng, nếu như hòa giải thành công thì tranh chấp đất đai sẽ kết thúc. Tạo được sự thống nhất giữa các bên và hạn chế tốn kém phiền hà, cũng như giảm bớt được công việc với Tòa án, duy trì được mối quan hệ, đoàn kết trong nội bộ.

Hòa giải tranh chấp đất đai còn mang ý nghĩa đối với trật tự xã hội, nếu như việc hòa giải không thành thì cũng sẽ giúp cho các bên nắm rõ được quyền và nghĩa vụ của mình, hạn chế được những mâu thuẫn. Do đó, hòa giải tranh chấp đất đai còn giữ được trật tự an ninh và công bằng xã hội. Mặt khác, hòa giải cũng góp phần tăng cường ý thức pháp luật của các bên.

Ý nghĩa của việc hòa giải tranh chấp đất đai

Ý nghĩa của việc hòa giải tranh chấp đất đai

Các câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc hòa giải tranh chấp đất đai?

Hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân cấp xã phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Phải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán của nhân dân; Tôn trọng sự tự nguyện của các bên tranh chấp; Theo nguyên tắc công khai, dân chủ.

Phải tôn trọng quyền tự do, tự nguyện cam kết và thỏa thuận của các bên tranh chấp; Đảm bảo phù hợp đạo đức xã hội, phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân; Phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người yếu thế trong xã hội hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Không được lợi dụng việc hòa giải tranh chấp để ngăn cản các bên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật hoặc trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính hay xử lý về hình sự. 

Nguyên tắc hòa giải tranh chấp đất đai

Nguyên tắc hòa giải tranh chấp đất đai

Giải quyết trong trường hợp hòa giải thành?

Trường hợp hòa giải thành mà xảy ra thay đổi về hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì:

  • UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định. 

Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới hoặc người sử dụng đất thì: 

  • UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; Gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Giải quyết trong trường hợp hòa giải không thành?

Trường hợp hòa giải tranh chấp đất đai không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất 1 trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải tranh chấp thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành, đồng thời hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Nội dung tổ chức cuộc họp hòa giải?

Từ thực tiễn cho thấy, nội dung của buổi hòa giải tranh chấp đất đai thường có những nội dung cơ bản sau:

Đầu tiên, chuẩn bị cho buổi hòa giải, công chức địa chính tham mưu hỗ trợ UBND cấp xã chuẩn bị cho việc hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm:

(i) Nghiên cứu nội dung vụ việc tranh chấp; Chứng cứ của các bên đương sự đối chiếu với quy định của pháp Luật Đất đai và những hồ sơ, tài liệu, sổ sách địa chính, bản đồ địa chính về thửa đất tranh chấp ủy ban nhân dân cấp xã quản lý để xây dựng phương án hoà giải,

(ii) Lập kế hoạch, địa điểm, thời gian, thành phần và các phương tiện vật chất cần thiết để phục vụ việc hòa giải tranh chấp đất đai.

Nội dung tổ chức cuộc họp hòa giải

Nội dung tổ chức cuộc họp hòa giải

Trên đây là bài viết của NT International Law Firm đã giải đáp các thắc mắc về tranh chấp đất đai. Hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích để áp dụng trong cuộc sống.

Rate this post
Avatar photo

NT International Law Firm là công ty luật chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực: Tố tụng Hình sự và Dân sự; Pháp lý Doanh nghiệp – Thương mại và giải quyết tranh chấp, bao gồm nhưng không giới hạn ở Cấp giấy phép; Tư vấn Thừa kế, Hôn nhân gia đình,…

“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”

NT INTERNATIONAL LAW FIRM