Khi bước vào lĩnh vực kinh doanh, việc đăng ký hồ sơ kinh doanh là một bước quan trọng đối với các doanh nghiệp và doanh nhân. Hồ sơ đăng ký kinh doanh không chỉ đảm bảo sự hợp pháp hoạt động của một doanh nghiệp, mà còn mang lại nhiều lợi ích về mặt pháp lý và kinh tế.Trong bài viết này, NT INTERNATIONAL LAW FIRM sẽ cung cấp cho quý khách các vấn đề pháp lý liên quan đến hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.

Đăng ký kinh doanh là gì?

Hồ sơ đăng ký kinh doanh

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị Định 01/2021/NĐ-CP thì vấn đề này được quy định như sau:

Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh

Để mở công ty, cần có sự đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, dưới sự quản lý của chính quyền, vì vậy cần phải có những hồ sơ hợp lệ để đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền. Hiện nay theo pháp luật Việt Nam có các loại hình doanh nghiệp chính, đó là: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty tư nhân công ty hợp danh, hộ kinh doanh, ngoài ra còn có hợp tác xã.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh

Vì vậy tương ứng với mỗi loại hình kinh doanh sẽ có các hồ sơ đặc thù căn cứ vào tính chất của nó.

Đối với hộ kinh doanh

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

  1. a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  2. b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  3. c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  4. d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

(Khoản 2 Điều 87 Nghị Định 01/2021/NĐ-CP)

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty.
  3. Danh sách thành viên.
  4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
  5. a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
    Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  6. b) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

(Điều 20 Nghị Định 01/2021/NĐ-CP)

Đối với công ty cổ phần

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty.
  3. Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
  4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
  5. a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  6. b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
    Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  7. c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

(Điều 23 Nghị Định 01/2021/NĐ-CP)

Đối với công ty hợp danh

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty.
  3. Danh sách thành viên.
  4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
  5. a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
    Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  6. b) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

(Điều 22 Nghị Định 01/2021/NĐ-CP)

Đối với công ty tư nhân

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

(Điều 19 Nghị Định 01/2021/NĐ-CP)

Đối với hợp tác xã

a) Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

  1. b) Điều lệ;
  2. c) Phương án sản xuất, kinh doanh;
  3. d) Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;

đ) Nghị quyết hội nghị thành lập.

(Điều 23 Luật Hợp tác xã năm 2012)

Các lưu ý đối với hồ sơ đăng ký kinh doanh

hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm những gì

  • Loại hình doanh nghiệp: Xác định loại hình doanh nghiệp mà bạn muốn đăng ký, có thể là doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, hoặc hình thức khác. Mỗi loại hình doanh nghiệp có quy định riêng về các yêu cầu và trách nhiệm pháp lý.
  • Tên doanh nghiệp: Chọn tên doanh nghiệp phù hợp và không trùng lặp với tên các doanh nghiệp khác đã được đăng ký. Kiểm tra các quy định về đặt tên doanh nghiệp trong quốc gia hoặc khu vực của bạn để đảm bảo tuân thủ.
  • Địa chỉ kinh doanh: Xác định địa chỉ chính thức của doanh nghiệp. Địa chỉ này sẽ được sử dụng cho mục đích liên lạc và xác định địa điểm hoạt động của doanh nghiệp.
  • Ngành nghề kinh doanh: Xác định ngành nghề chính mà doanh nghiệp của bạn hoạt động. Các ngành nghề có thể được phân loại và đăng ký theo mã số ngành nghề.
  • Vốn điều lệ: Xác định vốn điều lệ của doanh nghiệp (nếu áp dụng). Vốn điều lệ là số vốn mà chủ sở hữu hoặc cổ đông cam kết đầu tư vào doanh nghiệp.
  • Quy trình và tài liệu cần thiết: Tìm hiểu về quy trình và tài liệu cần thiết để hoàn thành hồ sơ đăng ký kinh doanh. Điều này bao gồm các biểu mẫu đăng ký, chứng từ xác nhận nhân thân của người sở hữu doanh nghiệp, bản sao giấy phép kinh doanh (nếu có), và các tài liệu khác tùy thuộc vào quy định của quốc gia hoặc khu vực của bạn.
  • Thuế và quản lý tài chính: Hiểu và tuân thủ các quy định thuế và quản lý tài chính liên quan đến doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc đăng ký và

Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, bạn đọc vui lòng liên hệ NT INTERNATIONAL LAW FIRM qua số điện thoại: 090.252.4567 hoặc email: info@congtyluatnt.vn để được tư vấn cụ thể.

Rate this post

“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”

NT INTERNATIONAL LAW FIRM