Mục lục bài viết
Chứng thực là gì? Đặc điểm của chứng thực? Các loại chứng thực? Phân biệt chứng thực và công chứng. Bài viết dưới đây của NT International Law Firm sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn những vấn đề xoay quanh về chứng thực.
Chứng thực là gì?
Hiện nay chưa có khái niệm nào cụ thể về chứng nhưng dưới góc độ pháp thì ta có thể hiểu thì: Chứng thực được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính chính xác, hợp pháp của các giấy tờ, văn bản, chữ ký của các nhân,…
Các loại chứng thực
Theo các quy định tại nghị định 23/2015/NĐ-CP có những loại chứng thực sau:
+ Cấp bản sao từ sổ gốc
+ Chứng thực bản sao từ bản chính
+ Chứng thực chữ ký
+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch
Đặc điểm của chứng thực
- Chứng thực là việc của Công chứng viên hoặc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. một số hoạt động cần giấy tờ có tính chất pháp lý hay để xác nhận giấy tờ, sự việc là có thật, đúng với thực tế. Việc chứng thực chủ yếu là chứng thực về mặt hình thức của văn bản, giấy tờ.
- Khi cá nhân thực hiện hoạt động chứng thực theo đúng quy định sẽ tránh được những tranh chấp không mong muốn. Khi có những phát sinh liên quan đến một số hoạt động cần giấy tờ có tính chất pháp lý hay để xác nhận một sự việc nào.
- Khi chứng thực cần thực hiện ở đúng cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền bao gồm: Phòng tư pháp cấp huyện, UBND xã, các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và các cơ quan khác được ủy quyền để thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài và Công chứng viên.
Giá trị pháp lý
Tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau:
- Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
- Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch
So sánh giữa công chứng và chứng thực
Công chứng | Chứng thực | |
Khái niệm |
|
+ Cấp bản sao từ sổ gốc + Chứng thực bản sao từ bản chính + Chứng thực chữ ký + Chứng thực hợp đồng, giao dịch |
Đặc điểm |
|
|
Bản chất | Chú trọng về cả hình thức và nội dung và công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó. Bảo đảm nội dung của hợp đồng, giao dịch và mang tính pháp lý cao hơn | Chứng nhận sự việc, chủ yếu chú trọng về mặt hình thức, không đề cập đến nội dung. |
Tính chất | Hoạt động công chứng là hoạt động bổ trợ tư pháp: công chứng là hoạt động gắn liền với bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi tham gia các hợp đồng, giao dịch; đồng thời hỗ trợ, bổ sung cho các hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động tư pháp. | Hoạt động chứng thực là hoạt động hành chính tư pháp: Hoạt động chứng thực gắn chặt với vai trò của cơ quan hành chính nhà nước. Chứng thực là quan hệ mang tính chất hành chính nhà nước. |
Thẩm quyền | Tổ chức hành nghề công chứng: Phòng công chứng, Văn phòng công chứng | Phòng tư pháp cấp huyện, UBND xã, các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và các cơ quan khác được ủy quyền để thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài và Công chứng viên |
Giá trị pháp lý | 1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. 2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. 3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. 4. Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch. Điều 5 Bộ luật công chứng 2014 | 1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 3. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản. 4. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch Tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP |
Trên đây vấn đề liên quan đến chứng thực và so sánh giữa chứng thực với công chứng. Hy vọng có thể giải đáp được những thắc mắc của Quý bạn đọc. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn nào liên quan thu hồi nợ hoặc vấn đề khác có liên quan, vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 090.252.4567 hoặc email: info@congtyluatnt.vn để được hỗ trợ tư vấn.
“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT
090.252.4567NT INTERNATIONAL LAW FIRM
- Email: info@congtyluatnt.vn – luatsu.toannguyen@gmail.com
- Phone: 090 252 4567
- Địa chỉ: B23 Khu Dân Cư Nam Long, Phú Thuận, Quận 7, TP.HCM