Mục lục bài viết
Vỡ nợ là một thuật ngữ khá quen thuộc trong đầu tư và kinh doanh. Nhưng để hiểu chính xác vỡ nợ là gì, đặc điểm ra sao cũng như các trường hợp vỡ nợ thường gặp hãy cùng NT International Law Firm tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Vỡ nợ là gì?
Vỡ nợ là việc một chủ thể cá nhân, doanh nghiệp hoặc quốc gia rơi vào tình trạng không có khả năng thanh toán các khoản nợ đã vay, tính cả gốc lẫn lãi khi đến hạn.
Đặc điểm của vỡ nợ
Các đặc điểm liên quan đến vỡ nợ có thể kể đến như:
- Người vay không thể thanh toán các khoản vay có bảo đảm hoặc không bảo đảm khi đến thời hạn sẽ có khả năng vỡ nợ.
- Trong chứng khoán, khi một công ty phát hành trái phiếu, vay mượn từ các nhà đầu tư nhưng không có khả năng thanh toán nợ cho các chủ trái phiếu thì cũng có thể coi công ty đó vỡ nợ.
- Vỡ nợ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tín dụng và khả năng vay nợ trong tương lai.
Các trường hợp vỡ nợ phổ biến
Có rất nhiều trường hợp vỡ nợ khác nhau, nhưng có 5 trường hợp thường gặp nhất:
Vỡ nợ trên khoản vay sinh viên
Nợ trên khoản vay sinh viên thường không có tài sản đảm bảo đi kèm. Tuy nhiên trường hợp này có khả năng xảy ra vỡ nợ thấp do các khoản vay sinh viên thường có lãi suất ưu đãi.
Vỡ nợ trên khoản vay có đảm bảo
Khoản vay đảm bảo là các khoản vay được đảm bảo bằng tài sản thế chấp như nhà cửa, phương tiện,… Khi vỡ nợ, người cho vay hoặc các nhà đầu tư sẽ truy đòi lại các khoản tiền với các yêu cầu pháp lý đối với tài sản thế chấp của người vay.
Vỡ nợ trên khoản vay không đảm bảo
Khác với khoản vay có đảm bảo, các khoản vay không đảm bảo như vay tín chấp, nợ thẻ tín dụng,… sẽ không có tài sản thế chấp. Tuy nhiên khi xảy ra vỡ nợ, người cho vay vẫn có quyền truy đòi pháp lý với các khoản nợ này. Các tranh chấp thường được phán quyết bởi tòa án.
Vỡ nợ hợp đồng tương lai
Vỡ nợ hợp đồng tương lai xảy ra khi một bên không thực hiện các nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng hoặc thỏa thuận. Trường hợp này liên quan đến việc không giải quyết hợp đồng trước ngày yêu cầu.
Vỡ nợ quốc gia
Vỡ nợ quốc gia xảy ra khi quốc gia đó không thể trả các khoản vay của mình. Khi xảy ra tình trạng vỡ nợ+, thị trường tài chính của quốc gia sẽ bị tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng. Nền kinh tế có khả năng đi vào suy thoái, đồng tiền mất giá cũng như lạm phát.
Trường hợp khi cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ vỡ nợ
Mỗi chủ thể khi xảy ra vỡ nợ sẽ có những phản ứng và hậu quả khác nhau:
Vỡ nợ cá nhân
Vỡ nợ cá nhân sẽ gây ảnh hưởng xấu đến người đi vay. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, danh dự và khả năng vay trong tương lai của họ. Trong những lần vay sau, lãi suất vay sẽ cao hơn do có lịch sử tín dụng không tốt. Nghiêm trọng hơn các chủ thể cá nhân, có khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lý và hình sự nếu người cho vay truy cứu.
Vỡ nợ doanh nghiệp
Vỡ nợ xảy ra khi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không khả quan. Trong dài hạn, công ty không thể trả các khoản vay sẽ dẫn đến tình trạng vỡ nợ. Doanh nghiệp này không chỉ bị ảnh hưởng đến tín dụng mà gây ảnh hưởng đến tính thanh khoản của thị trường, ảnh hưởng đến một ngành hoặc toàn bộ nền kinh tế.
Vỡ nợ chính Phủ
Khi nhu cầu chi tiêu trong nước tăng cao nhưng nguồn thu từ thuế không đủ đáp ứng, Chính Phủ sẽ chọn vay nợ từ các quốc gia khác. Nhưng khi đến hạn thanh toán, Chính Phủ không thể trả được tiền cho chủ nợ sẽ dẫn đến vỡ nợ quốc gia. Vỡ nợ quốc gia hay còn gọi là vỡ nợ Chính Phủ thường sẽ dẫn đến 3 hậu quả chính:
– Đồng nội tệ mất giá: Khi vỡ nợ Chính Phủ xảy ra, người dân có xu hướng rút tiền ra khỏi ngân hàng để mang ra nước ngoài gửi khiến đồng nội tệ mất giá nghiêm trọng.
– Khó tiếp cận vốn quốc tế: Một quốc gia khi có lịch sử vỡ nợ, các quốc gia hay tổ chức quốc tế khác sẽ khá dè chừng về các vấn đề thu hồi vốn và lãi suất khi cho quốc gia đó vay. Hoặc các quốc gia từng vỡ nợ sẽ phải chi trả phần lãi suất cao hơn khi được vay.
– Hạn chế nguồn đầu tư: Các doanh nghiệp tổ chức nước ngoài cũng sẽ lo ngại khi quyết định đầu tư vào một quốc gia đã từng vỡ nợ mặc dù quốc gia đó vẫn có nhiều nguồn lực và tiềm năng để phát triển. Nguồn vốn khi rót vào thậm chí còn không có khả năng thu hồi.
Vỡ nợ không có khả chi trả bị xử lý ra sao?
Đối với vay nợ có đảm bảo, pháp luật Việt Nam quy định, bên vay tiền khi mất khả năng trả nợ thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản thế chấp, tài sản cầm cố,… Hoặc bên vay có thể yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay.
Đối với vay nợ không có đảm bảo, khi mất khả năng thanh toán, bên cho vay sẽ khó lấy lại tài sản. Khi đó, họ thường phải khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Tòa án sẽ đưa ra bản án quyết định nghĩa vụ trả nợ là bao nhiêu và trong thời gian bao lâu. Hai bên tự nguyện thỏa thuận phương thức trả nợ dựa trên bản án. Nếu bên vay không tự nguyện, bên cho vay có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành án. Ngoài ra, nếu các yếu tố đủ để cấu thành hình sự thì người đi vay có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là toàn bộ thông tin về vỡ nợ là gì, hậu quả của tình trạng vỡ nợ mà NT International Law Firm chia sẻ đến các anh/chị. Nếu các anh/chị có thắc mắc và cần được tư vấn đề khác hay cần sử dụng dịch vụ pháp lý uy tín, hãy liên hệ NT International Law Firm qua hotline 090.252.4567 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất
Một số câu hỏi thường gặp
Xác suất vỡ nợ là gì?
Xác suất vỡ nợ là xác suất được tính dựa trên khả năng người đi vay không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo lịch trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định, thường được tính là 1 năm.
Nợ công là gì?
Nợ công là khoản nợ của một quốc gia đối với một quốc gia cho vay khác bên ngoài. Chủ thể vay có thể là cá nhân, doanh nghiệp hay các Chính Phủ nước khác.
“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT
090.252.4567NT INTERNATIONAL LAW FIRM
- Email: info@congtyluatnt.vn – luatsu.toannguyen@gmail.com
- Phone: 090 252 4567
- Địa chỉ: B23 Khu Dân Cư Nam Long, Phú Thuận, Quận 7, TP.HCM