Mục lục bài viết
Đất đang tranh chấp là gì? Nếu có người xây dựng trên đất đang tranh chấp thì xử lý sao? Đất đang tranh chấp có được cấp phép xây dựng không? Bài viết dưới đây của NT International Law Firm sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn những vấn đề xoay quanh
Đất đang tranh chấp là gì ?
Theo khoản 24 điều 3 của bộ luật đất đai 2013 thì “ Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
-Theo khái niệm trên thì tranh chấp đất đai có phạm vi rộng. Nếu xảy ra tranh chấp giữa hai bên hoặc nhiều bên trong quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Trong trường mà phạm vị rộng thì sẽ rất khó trong việc xử lý, áp dụng pháp luật, nhất là khi khởi kiện tranh đất đai.
Để có thể thu hẹp phạm vi của việc xảy ra tranh tranh đất đai thì tại khoản 2 điều 3 nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP
Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Các loại tranh chấp đất
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất: tranh chấp giữa các bên sử dụng đất với nhau về ranh giới giữa các vùng đất, tài sản gắn liền trên đất, thừa kế, ly hôn. Đòi lại đất vì đất trước đây họ từng sở hữu hoặc là người thân của họ.
- Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh khi sử dụng đất: Loại tranh chấp này bản chất là về hợp đồng dân sự như là quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng chuyển nhượng yêu cầu bên kia phải làm theo hoặc yêu cầu hợp đồng đó vô hiệu,…
- Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: Đây là dạng tranh chấp ít gặp hơn, những tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì
Đất đang tranh chấp có được cấp phép xây dựng?
Tuy không có bất kì quy định pháp luật rõ ràng nào về việc có cho phép thực hiện xây dựng trên phần đất đang tranh chấp hay không. Nhưng trên thực tế, xây dựng trên đất chỉ cần đúng mục đích sử dụng đất và đáp các điều để được phép xây dựng theo quy định tại Điều 93 Luật Xây dựng 2014
Nhưng nếu trong trường hợp đất có tranh chấp và đơn khởi kiện gửi Toàn án, đang trong quá trình thụ lý án thì một bên trong vụ tranh chấp đó có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Điều 122 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì UBND sẽ có căn cứ để không cấp phép xây dựng:
“Điều 122. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.
Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó.”
Vì vậy, khi đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì đất đang tranh chấp trong quá trình giải quyết, chưa bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì chưa có căn cứ để xác định chủ sử dụng đất là ai. Nên việc xây dựng trên đất sẽ không được chính quyền cho phép
Xử lý xây dựng trên đất đang tranh chấp
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều quy định điều chỉnh, trong đó có nguyên tắc sử dụng đất. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 6 Luật Đất đai 2013 có quy định nguyên tắc “tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tranh chấp đất đai
Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:
– Ngày, tháng, năm làm đơn;
– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết tranh chấp đất đai;
– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết tranh chấp đất đai;
– Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi giải quyết tranh chấp đất đai;
– Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết tranh chấp đất đai;
– Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Trên đây là những vấn đề đất đang tranh chấp có được xây dựng không? Hy vọng có thể giải đáp được những thắc mắc của Quý bạn đọc. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn nào liên quan thu hồi nợ hoặc vấn đề khác có liên quan, vui lòng liên hệ với NT International Law Firm qua số điện thoại: 090.252.4567 hoặc email: info@congtyluatnt.vn để được hỗ trợ tư vấn.
“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT
090.252.4567NT INTERNATIONAL LAW FIRM
- Email: info@congtyluatnt.vn – luatsu.toannguyen@gmail.com
- Phone: 090 252 4567
- Địa chỉ: B23 Khu Dân Cư Nam Long, Phú Thuận, Quận 7, TP.HCM