Hiện nay tranh chấp dân sự và yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự là hoạt động được đặt ra ngày càng nhiều. Cơ quan tố tụng, cụ thể chính là Tòa án được trao quyền để giải quyết những vụ việc này. Để quá trình giải quyết các tranh chấp, vụ việc diễn ra theo trình tự nhất định thì tố tụng dân sự đã ra đời. Vậy tố tụng dân sự là gì? Bài viết dưới đây của NT International Law Firm sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc trên.

Tố tụng dân sự là gì?

Tố tụng có thể được hiểu là một bộ phận của pháp luật, quy định về các nguyên tắc, trình tự, thủ tục từ giai đoạn bắt đầu thủ tục tố tụng cho đến khi hoàn thành giải quyết vụ việc hoặc vụ án.

Tố tụng dân sự là một bộ phận của tố tụng (bao gồm cả tố tụng hình sự và tố tụng hành chính). Tố tụng dân sự đề cập đến các nguyên tắc, trình tự, thủ tục trong hoạt động khởi kiện, giải quyết các vụ việc liên quan đến lĩnh vực dân sự.

Tố tụng dân sự là gì

Tố tụng dân sự là gì

Phạm vi của tố tụng dân sự là gì?

Căn cứ vào quy định tại Điều 1 Luật Tố tụng dân sự 2015 thì phạm vi của tố tụng dân sự bao gồm:

  • Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự; thủ tục, trình tự khởi kiện để Tòa án nhân dân (Tòa án) giải quyết các vụ án liên quan đến tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại (gọi chung là vụ án dân sự);
  • Thủ tục, trình tự yêu cầu để Tòa án giải quyết các vụ việc về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại (gọi chung là việc dân sự);
  • Thủ tục, trình tự giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự (gọi chung là vụ việc dân sự) tại Tòa án;
  • Thủ tục công nhận và thực hiện thi hành tại Việt Nam; bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài hay phán quyết của trọng tài nước ngoài;
  • Thi hành án dân sự;
  • Quyền hạn, trách nhiệm và nhiệm vụ của cơ quan tiến hành tố tụng, cá nhân tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng dân sự, của cá nhân, cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, (gọi chung là cơ quan, tổ chức) có liên quan để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự được tiến hành nhanh chóng, chính xác, minh bạch và đúng pháp luật.
Phạm vi của tố tụng dân sự

Phạm vi của tố tụng dân sự

Thủ tục tố tụng dân sự là gì?

Thủ tục tố tụng dân sự được pháp luật quy định gồm nhiều bước khác nhau, bao gồm 4 bước khi tiến hành giải quyết vụ án dân sự như sau:

  • Thụ lý án: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết căn cứ quy định quyền hạn của mình để tiếp nhận các hồ sơ khởi kiện và thông báo có hoặc không có thẩm quyền tiếp nhận đơn của người khởi kiện; 
  • Hòa giải vụ án dân sự: Thẩm phán chủ trì hòa giải, nếu các bên không đạt được thỏa thuận chung thì sẽ được tiến hành xét xử; 
  • Chuẩn bị xét xử: Tùy vào từng lĩnh vực khác nhau trong quan hệ pháp luật dân sự mà Tòa án sẽ được chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ để chuẩn bị mở phiên tòa xét xử. 
  • Mở phiên tòa xét xử: Tòa án nhân dân căn cứ theo quy định của pháp luật và các chứng cứ mà đương sự khiếu nại để thực hiện giải quyết.
Thủ tục tố tụng dân sự bao gồm nhiều bước khác nhau

Thủ tục tố tụng dân sự bao gồm nhiều bước khác nhau

Các nguyên tắc trong tố tụng dân sự

Mỗi hệ thống luật đều bao gồm các nguyên tắc cơ bản là nền tảng và tố tụng dân sự cũng giống vậy. Dưới đây là các nguyên tắc chính trong tố tụng dân sự:

  • Yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
  • Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự.
  • Hội thẩm nhân dân tham gia quá trình xét xử vụ án dân sự.
  • Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân tiến hành xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán thực hiện giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo đúng pháp luật.
  • Tòa án xét xử tập thể: Tòa án tiến hành xét xử tập thể vụ án dân sự và quyết định theo số đông;
  • Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm và phúc thẩm

Ngoài ra còn một nguyên tắc khác được quy định cụ thể tại Chương II Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Các nguyên tắc trong tố tụng dân sự

Các nguyên tắc trong tố tụng dân sự

Các chủ thể trong tố tụng dân sự

Tố tụng dân sự bao gồm sự tham gia của nhiều chủ thể. Dưới đây là các chủ thể trong tố tụng dân sự.

Các cơ quan thực hiện tố tụng dân sự gồm có: Tòa án; Viện kiểm sát.

Những người tiến hành tố tụng dân sự: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên; Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên và Kiểm tra viên.

Người tham gia tố tụng, bao gồm:

  • Đương sự trong vụ án dân sự: Cơ quan, tổ chức, cá nhân gồm nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  • Đương sự trong việc dân sự: Cơ quan, tổ chức, cá nhân gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
  • Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
  • Người làm chứng, người thực hiện giám định và người phiên dịch;
  • Người đại diện.
Các chủ thể trong tố tụng dân sự

Các chủ thể trong tố tụng dân sự

Cấp xét xử trong tố tụng dân sự

Dựa vào nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm và phúc thẩm được quy định tại Điều 17 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tố tụng dân sự gồm 2 cấp xét xử: Xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm.

Xét xử là hoạt động của Tòa án, cơ quan trong bộ máy Nhà nước, được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng tư pháp của Nhà nước. Mỗi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoạt động trong 1 lĩnh vực cụ thể; và Tòa án được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện chức năng tư pháp, với thẩm quyền xét xử dưới danh nghĩa Nhà nước. Xét xử là một hoạt động đặc trưng của Tòa án, được thực hiện theo 1 trình tự, thủ tục và các nguyên tắc nhất định. Xét xử trong tố tụng dân sự là hoạt động thực hiện các chức năng tư pháp của Tòa án để giải quyết các vụ việc tranh chấp về dân sự.

Xét xử sơ thẩm được hiểu là xét xử lần đầu vụ án dân sự. Trong quá trình xét xử sơ thẩm, Tòa án giải quyết tất cả vấn đề của vụ án bằng việc đưa ra bản án và quyết định. Bản án và quyết định do Tòa án cấp sơ thẩm đưa ra có thể bị kháng cáo, kháng nghị để tiến hành xét xử lại tại Tòa án cấp phúc thẩm theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Xét xử phúc thẩm chính là việc Tòa án cấp phúc thẩm tiến hành xét xử lại vụ án dân sự mà 1 phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, kháng cáo theo quy định của pháp luật. 

Pháp luật dân sự đề cập đến nội dung và tố tụng dân sự đề cập đến cách thức, hình thức, quy trình thực hiện hoạt động tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng. Tố tụng dân sự tạo ra 1 hệ thống liên kết chặt chẽ để các chủ thể trong tố tụng dân sự thực hiện theo, mang lại tính ổn định trong việc giải quyết các vụ việc dân sự.

Hy vọng những thông trên bài viết này NT International Law Firm đã giúp các bạn hiểu được tố tụng dân sự là gì? Và giải quyết được các vấn đề của mình.

Rate this post

“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”

NT INTERNATIONAL LAW FIRM