Thời gian thử việc là quãng thời gian mà gần như người lao động cũng phải trải qua trước khi ký kết hợp đồng lao động với một công ty, doanh nghiệp nào đó. Ở bài viết này, NT International Law Firm sẽ đưa ra những quy định mới nhất về thời gian thử việc cho bạn đọc cùng tham khảo. 

Quy định về thời gian thử việc mới nhất

Thời gian học việc

Theo quy định tại Điều 61.

Điều 61 Bộ Luật Lao động 2019, tùy theo yêu cầu tay nghề, kiến thức, kinh nghiệm mà vì trí công việc yêu cầu, doanh nghiệp sẽ linh hoạt thỏa thuận thời gian học việc với người lao động:

Trình độ sơ cấp: 3 tháng – 1 năm

Trình độ trung cấp: 1 năm – 2 năm

Trình độ cao đẳng: 2 năm – 3 năm

Cập nhật kiến thức thường xuyên thì thời gian học việc sẽ linh hoạt

Thử việc

Điều 25 Bộ Luật Lao động 2019 quy định do hai bên thỏa thuận và doanh nghiệp chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện thời gian như sau:

Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp

Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.

Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Quy định về nghỉ việc trong thời gian thử việc

Xin nghỉ việc trong thời gian thử việc là điều mà nhiều người lao động quan tâm khi cảm thấy bản thân không phù hợp với công việc hiện tại. Và chắc hẳn mọi người cũng băn khoăn rằng có được tự ý nghỉ việc trong thời gian thử việc. 

Khoản 2 Điều 27 Bộ Luật Lao động 2019 quy định:Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Từ quy định trên điều này có nghĩa là nếu người lao động muốn nghỉ việc khi đang thử việc thì có quyền tự ý nghỉ việc mà không cần báo trước. Đồng thời người lao động thôi việc trong thời gian thử việc cũng không cần phải bồi thường nếu gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Quy định về trả lương trong thời gian thử việc

Có một thắc mắc mà nhiều người lao động thắc mắc trong quá trình làm việc đó chính là việc trả lương trong thời gian thử việc. 

Pháp luật lao động có quy định: Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận tuy nhiên không được thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.

Vì pháp luật hiện nay không quy định nghỉ làm trong thời gian thử việc phải báo trước nên trên nguyên tắc người lao động nghỉ thử việc sẽ vẫn được trả lương những ngày mà họ đã làm. Thế nên theo quy định thì doanh nghiệp vẫn phải trả lương thử việc cho người lao động. 

Quy định về phép năm trong thời gian thử việc

Theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thời gian thử việc được tính để hưởng phép nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.

Do đó, nếu người lao động tiếp tục làm việc sau thời gian thử việc thì thời gian thử việc việc đó đương nhiên được coi là thời gian để tính ngày nghỉ phép năm. 

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là pháp luật hiện hành lại chưa có một quy định nào cụ thể về việc người lao động thử việc sau đó không làm việc nữa thì thời gian thử việc có tính ngày nghỉ phép năm hay không.

Vì vậy, việc có nghỉ phép năm hay không phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động trong hợp đồng lao động hoặc nội quy, quy chế của người lao động.

Trên đây là những thông tin về tư vấn về thời gian thử việc của người lao động mà chúng tôi đã tìm hiểu và cung cấp cho bạn đọc. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn nào liên quan về thời gian thử việc của người lao động hoặc vấn đề khác có liên quan, vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 090.252.4567 hoặc email: info@congtyluatnt.vn để được tư vấn cụ thể. Xin chân thành cảm ơn!

Rate this post

“Nội dung bài viết dẫn chiếu quy định pháp luật tại thời điểm viết bài và mang tính chất tham khảo, để có thông tin chính xác vui lòng liên hệ luật sư tư vấn.”

NT INTERNATIONAL LAW FIRM